A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Giáo dục lịch sử địa phương - nhiều hình thức gần gũi, hấp dẫn

Tận dụng thế mạnh của địa phương, trường Tiểu học Thái Thịnh (quận Đống Đa, Hà Nội) đã có nhiều hình thức giáo dục lịch sử địa phương cho học sinh gần gũi và hấp dẫn.

Một trong những hình thức ấy là việc tổ chức Cuộc thi Tìm hiểu lịch sử Đảng bộ và truyền thống quận Đống Đa. Vòng chung khảo cuộc thi diễn ra sáng 5/4 đã để lại nhiều ấn tượng sâu đậm trong lòng các em học sinh, thầy cô giáo.

Giáo dục lịch sử địa phương - nhiều hình thức gần gũi, hấp dẫn

Bà Trịnh Đan Ly - Trưởng phòng GD&ĐT quận Đống Đa cùng các vị đại biểu chúc mừng các học sinh đạt giải cuộc thi Tìm hiểu lịch sử Đảng bộ và truyền thống quận Đống Đa

Cô Đỗ Ngọc Huệ - Hiệu trưởng trường Tiểu học Thái Thịnh cho biết: Nhà trường phát động cuộc thi với mong muốn giúp các em hiểu sâu thêm về di tích lịch sử quận Đống Đa.

Từ đó, các em có thêm điều kiện giao lưu học hỏi, nâng cao kiến thức, hiểu biết, say mê lịch sử nước nhà.

Giáo dục lịch sử địa phương - nhiều hình thức gần gũi, hấp dẫn

Bà Trịnh Đan Ly - Trưởng phòng GD&ĐT quận Đống Đa (thứ hai từ phải sang) cùng cô Hiệu trưởng Đỗ Ngọc Huệ chúc mừng các lớp đạt giải Nhất cuộc thi sáng tác video Em tự hào là học sinh trường Tiểu học Thái Thịnh

Có hơn 1600 học sinh, những năm qua việc giáo dục lịch sử địa phương đã được trường Tiểu học Thái Thịnh đặc biệt chú trọng.

Các nội dung giáo dục được lồng ghép vào bài học chính khóa, ngoại khóa theo hình thức Học vui - Vui học, thu hút sự tham gia hào hứng của các em học sinh.

Giáo dục lịch sử địa phương - nhiều hình thức gần gũi, hấp dẫn

Các vị đại biểu chúc mừng các lớp đạt giải cuộc thi sáng tác video Em tự hào là học sinh trường Tiểu học Thái Thịnh

Bên cạnh đó, nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống cho học sinh tại di tích lịch sử trên địa bàn như lễ kết nạp đội viên vào ngày 26/3 mới đây tại di tích lịch sử gò Đống Đa, tổ chức cho học sinh giỏi đi thăm quan khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám…

Đối với học sinh trường Tiểu học Thái Thịnh, dù tuổi còn nhỏ nhưng các con đã tìm hiểu lịch sử địa phương qua sách báo, internet và tự làm các sản phẩm, bài thuyết trình qua Power Point.

Giáo dục lịch sử địa phương - nhiều hình thức gần gũi, hấp dẫn

Giáo dục lịch sử địa phương cho học sinh là việc làm thường xuyên, liên tục của nhà trường

Thành quả của công tác giáo dục toàn diện ấy là sự hiểu biết của các em về di tích lịch sử trong cuộc thi hùng biện. 6 học sinh xuất sắc đã đưa các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác khi thể hiện kiến thức, sự am hiểu của mình về các di tích lịch sử của quận như di tích lịch sử gò Đống Đa, di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám…

Không chỉ đóng vai làm hướng dẫn viên du lịch đưa du khách đi thăm quan các di tích, trong phần thi của mình, các em còn thể hiện kỹ năng thuyết trình bằng tiếng Anh vô cùng lưu loát, tự tin trả lời các câu hỏi của ban giám khảo về di tích lịch sử của địa phương một cách linh hoạt, thông minh.

undefined

Học sinh tự tin thể hiện khả năng thuyết trình bằng tiếng Anh trong phần thi hùng biện

Kết thúc vòng chung khảo, nhà trường trao 1 giải Nhất, 2 giải Nhì và 3 giải Ba cho các thí sinh xuất sắc nhất.

Cũng dịp này, nhà trường tổ chức tổng kết và trao giải cuộc thi “Em tự hào là học sinh trường Tiểu học Thái Thịnh”.

Ban giám hiệu nhà trường cho biết, cuộc thi được phát động đến học sinh tất cả các khối lớp tham gia dưới hình thức sản xuất video clip. Chỉ trong thời gian ngắn, nhà trường nhận được hơn 100 video dự thi.

Đó là những góc nhìn đa dạng của học sinh về ngôi trường tiểu học, về công tác giáo dục toàn diện của nhà trường cũng như những kỉ niệm khó quên dưới mái trường. Ban giám khảo đã trao 6 giải cho 6 video xuất sắc nhất cuộc thi.

 

 
Link bài gốc Copy link
 

Tác giả: Ngọc Minh
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết