A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Nhu cầu giảm chưa phải “cơn ác mộng" cuối cùng, động thái chuyển hướng của Trung Quốc khiến thị trường thép và nhựa châu Á tiếp tục bị giảm mạnh

Giá các loại hàng hóa sử dụng trong ngành xây dựng đã giảm từ mức cao hồi đầu năm nay khi các nhà sản xuất Trung Quốc phản ứng với tình trạng tiêu dùng nội địa suy yếu bằng cách chuyển hướng xuất khẩu.

 

Nhu cầu giảm chưa phải “cơn ác mộng" cuối cùng, động thái chuyển hướng của Trung Quốc khiến thị trường thép và nhựa châu Á tiếp tục bị giảm mạnh - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Theo Bộ Thương mại Ấn Độ, nhập khẩu nhựa dẻo PVC từ Trung Quốc đã tăng gấp đôi trong khoảng thời gian từ tháng 4 – 10/2022. Điều này xảy ra trong bối cảnh đầu tư của Trung Quốc vào phát triển bất động sản trong nước giảm 10% trong 11 tháng đầu năm nay, làm giảm nhu cầu địa phương đối với vật liệu được sử dụng trong các sản phẩm xây dựng và ống nước.

Xu hướng giảm giá khi Trung Quốc tăng xuất khẩu

Nguồn cung dư thừa của Trung Quốc đã tìm đến Ấn Độ và gây ra áp lực giảm giá nặng nề. Giá của các chuyến hàng từ Nhật Bản sang Ấn Độ trong tháng này đã giảm 10% so với tháng 11 xuống khoảng 770 – 800 USD/tấn và giảm 56% so với mức đỉnh hồi tháng 4 vừa qua.

Điều này bắt nguồn từ sự kết hợp giữa nguồn cung ngày càng tăng của Trung Quốc và nhu cầu hạ nhiệt trong bối cảnh các biện pháp phòng chống dịch đã dẫn đến sự yếu kém của nền kinh tế lan rộng ra ngoài lĩnh vực bất động sản – các điều kiện đã dẫn đến sự sụt giảm của thị trường thép toàn cầu vào năm 2015.

Chẳng hạn, năng lực sản xuất nguyên liệu nylon caprolactam đã tăng gấp đôi trong 5 năm qua. Tuy nhiên nhu cầu trong nước lại không tăng tương ứng khi chỉ tăng 4% trong 3 quý đầu năm 2022, điều này đã khiến các nhà sản xuất phải tìm kiếm đến các thị trường khác.

Cạnh tranh ngày càng gay gắt, nhà sản xuất nhựa đến từ Nhật Bản Ube đã chứng kiến giá caprolactam xuất khẩu sang thị trường châu Á giảm 25% so với mức đỉnh gần đây nhất vào tháng 4 xuống còn 1.750 USD/tấn.

"Xuất khẩu từ Nhật Bản vẫn có thể cạnh tranh do đồng yên yếu, nhưng điều này không đúng đối với các cơ sở sản xuất của chúng tôi ở Đông Nam Á và Đài Loan", người đứng đầu bộ phận bán hàng của Ube cho biết.

Công ty đã chuyển sang bảo trì thường xuyên tại một nhà máy caprolactam ở Thái Lan để thu hẹp quy mô sản xuất và cơ sở này vẫn chỉ hoạt động với khoảng 80% công suất.

Ông Li Xuelian, nhà phân tích tại Viện nghiên cứu Marubeni cho biết ông không nhận thấy giá thép biến động mạnh như năm 2015. Chính phủ Trung Quốc đã duy trì các chính sách để giảm sản lượng sản xuất thép, vì vậy không có tình trạng xuất khẩu quá mức giống như trước đây.

Tuy nhiên, xuất khẩu thép vẫn tăng trở lại trong bối cảnh nhu cầu trong nước chậm lại, đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng, chiếm khoảng 60% lượng tiêu thụ thép của Trung Quốc.

Dữ liệu hải quan Trung Quốc cho thấy xuất khẩu thép tăng 28% trong năm vào tháng 11. Điều này xảy ra khi nhu cầu thép tổng thể của đất nước dự kiến sẽ giảm 4% vào năm 2022, theo Hiệp hội Thép Thế giới. Giá thép cuộn cán nóng ở Đông Á, được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm như ô tô và thiết bị gia dụng, giảm khoảng 40% so với khi đạt đỉnh vào giữa tháng 4 trong bối cảnh xung đột diễn ra ở Ukraine.

Nhu cầu giảm chưa phải “cơn ác mộng" cuối cùng, động thái chuyển hướng của Trung Quốc khiến thị trường thép và nhựa châu Á tiếp tục bị giảm mạnh - Ảnh 2.

Diễn biến giá thép trong vòng 1 năm qua. Nguồn: Tradingecomics.com

Trong khi đó, xuất khẩu hóa dầu đang được khuyến khích.

Chính phủ đã đặt giới hạn xuất khẩu các sản phẩm như xăng và nhiên liệu máy bay để cắt giảm khí nhà kính thải ra trong quá trình sản xuất. Nhưng trong khi giới hạn đã được hạ xuống mạnh trong năm nay, thì nó đột ngột tăng trở lại mức gần bằng năm 2021 vào cuối tháng 9.

Giá các mặt hàng xuất khẩu khác của Trung Quốc, chẳng hạn như lithium, vẫn tăng trong bối cảnh lo ngại về nguồn cung. Trung Quốc kiểm soát gần 80% thị trường vật liệu pin lithium, vốn rất quan trọng đối với xe điện. Mặc dù không có rào cản thực tế nào đối với sản xuất hoặc xuất khẩu, nhưng lo lắng về tác động của làn sóng dịch tại quốc gia này đã thúc đẩy người mua đổ xô tích trữ. Tình hình cũng tương tự đối với silicon được sử dụng trong các tấm pin mặt trời.

Với việc nới lỏng chính sách nghiêm ngặt phòng chống Covid-19 của Trung Quốc làm lu mờ triển vọng nhu cầu của nước này hơn nữa, nhiều bất ổn thị trường có thể xảy ra ở phía trước.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết