Hơn 40 năm nghiên cứu tội phạm, giáo sư nổi tiếng chỉ ra yếu tố quyết định số phận một đứa trẻ
Trí thông minh không phải yếu tố quyết định.
Bà Lý Mai Cẩn là một giáo sư, chuyên gia rất nổi tiếng của Trung Quốc trong lĩnh vực Tâm lý tội phạm học và Tâm lý trẻ em. Hiện tại, Giáo sư Lý đang công tác tại nhiều đơn vị, gồm Đại học Công an Nhân dân Trung Quốc, Phó Chủ tịch Hiệp hội Phòng chống Tội phạm vị thành niên...
Giáo sư Lý Mai Cẩn nổi tiếng với nhận định "phát triển nhân cách quan trọng hơn phát triển trí thông minh". Hơn 40 năm nghiên cứu hàng nghìn vụ án hình sự, bà phát hiện ra rằng không phải trí thông minh mà tính cách mới là yếu tố quyết định số phận một đứa trẻ.
Theo đó, "tính cách" và "trí thông minh" luôn là những từ thông dụng trong lĩnh vực tâm lý học. Tính cách có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các cá nhân ở mức độ lớn nhất và thường có câu nói rằng "tính cách quyết định vận mệnh".
Tất nhiên, cũng có nhiều người phản đối quan điểm này, cho rằng IQ có thể ảnh hưởng đến tính cách. Những người có chỉ số IQ cao có cơ hội thành công cao hơn và họ thường có những đặc điểm tính cách như "dũng cảm, năng động và tự tin", vì vậy IQ nên được coi trọng hơn tính cách. Về điểm này, Giáo sư Lý Mai Cẩn đã giải thích chi tiết như sau:
Trí thông minh chủ yếu bị ảnh hưởng bởi các yếu tố di truyền và có thể được điều chỉnh thông qua một số quá trình rèn luyện; nhưng tính cách thì khác, và tính cách có thể thay đổi ở mức độ lớn.
Giáo sư Lý lấy ví dụ về sinh viên tốt nghiệp 2 ngôi trường top đầu Trung Quốc là Đại học Bắc Kinh và Đại học Thanh Hoa, về cơ bản không có gì khác biệt. Sinh viên tốt nghiệp từ một trường bình thường, dù khởi điểm thấp hơn nhưng cũng hoàn toàn có thể dựa vào nỗ lực để nuôi sống bản thân, có một cuộc đời đàng hoàng. Thế nhưng những sinh viên này, nếu có sự khiếm khuyết về nhân cách thì mọi thứ sẽ rẽ hướng.
Nhiều năm trước, Ngô Tạ Vũ - một sinh viên tốt nghiệp Đại học Bắc Kinh từng khiến dư luận Trung Quốc và nhiều nước châu Á rúng động vì ra tay sát hại mẹ tàn nhẫn. Ngô sinh ra trong một gia đình không phải lo lắng về áp lực kinh tế, bản thân có tài năng xuất sắc.
Tuy nhiên anh ta lại khiếm khuyết về tính cách, có xu hướng nghiện tình dục, cuộc sống cá nhân lạc lối. Điều này chủ yếu là do mẹ của Ngô Tạ Vũ đã không giáo dục con một cách đúng đắn, dẫn đến nhân cách của Ngô có phần dị dạng.
Trí thông minh xác định giới hạn trên và tính cách xác định giới hạn dưới của một người. Nếu có một khiếm khuyết về tính cách, ngay cả những thành tích cao nhất cũng sụp đổ ngay lập tức.
Cha mẹ nên rèn luyện tính cách cho trẻ vào thời điểm nào?
Việc rèn luyện tính cách nên bắt đầu từ bé, như câu nói: "Ba tuổi là lớn, bảy tuổi là già" với hàm ý: 3 đến 6 tuổi là thời kỳ vàng son của trẻ để phát triển nhân cách. Cha mẹ cần đặc biệt quan tâm đến thế giới nội tâm của trẻ.
Trong lĩnh vực tâm lý học, sự phát triển tính cách của một người phải bắt đầu trước sáu tuổi, nếu bỏ sót sẽ rất khó sửa.
Chẳng hạn một đứa trẻ nếu học cách nói dối và trộm cắp trong giai đoạn này, điều đó có thể ảnh hưởng đến chúng suốt đời. Bởi trẻ em trước 6 tuổi sẽ trải qua giai đoạn nhạy cảm dài, tò mò về thế giới bên ngoài, thích quan sát, khả năng bắt chước đạt đến đỉnh cao.
Erik Homburger Erikson là một nhà tâm lý học và nhà phân tâm học người Mỹ gốc Đức nổi tiếng với lý thuyết về sự phát triển tâm lý của con người. Ông lấy sự tự mâu thuẫn làm tiêu chuẩn phân chia, và định nghĩa tâm lý trẻ em ở giai đoạn này là: giai đoạn tâm lý của tội lỗi, xấu hổ, nghi ngờ, tự trị và đứa trẻ đang ở trong giai đoạn "tự ái toàn năng" (yêu bản thân toàn diện), cảm thấy rằng cả thế giới nên vây quanh mình.
Nếu đứa trẻ có những tính xấu, chẳng hạn như trộm cắp và nói dối, và cha mẹ không hướng dẫn chúng một cách đúng đắn, đứa trẻ sẽ cảm thấy rằng làm như vậy là tự nhiên và sẽ không cảm thấy tội lỗi hay xấu hổ. Đây là điều sẽ khiến trẻ đi chệch hướng nên cha mẹ phải "giám sát" con thật tốt trong giai đoạn này.
Bên cạnh đó, từ chối là một thước đo quan trọng của sự thân mật trong mối quan hệ và cũng là một yếu tố quan trọng trong việc duy trì cảm giác về ranh giới. Ngày nay, nhiều bậc cha mẹ thương con hết mực, ngại nói "không". Trong khi đó, cha mẹ phải biết cách từ chối con, nhưng từ chối cũng phải có kỹ năng. Một số cha mẹ la mắng con cái của họ ở nơi công cộng, vô tình để lại bóng đen tâm lý đối với trẻ.
Giáo sư Lý Mai Cẩn cho biết: Khi con 3 đến 6 tuổi, cha mẹ nên sẵn sàng nói "không" với con nhưng cần chú ý không làm 4 điều này: Thứ nhất, đừng la mắng; thứ hai, đừng đánh đòn. Thứ ba, đừng đôi co khi con đang gây rắc rối. Thứ tư, đừng bỏ đi mà hãy đối diện với con.
Giáo sư Lý Mai Cẩn giải thích: "Nếu đứa trẻ có nhu cầu, đừng đáp ứng nó ngay lập tức và cũng đừng từ chối thẳng thừng".
Ngoài sự giáo dục của cha mẹ, môi trường cũng có thể ảnh hưởng đến tính cách của trẻ. Vai trò của môi trường chủ yếu thông qua gia đình, nhà trường, vòng tròn hoạt động xã hội và sự việc thực tiễn.
Nếu sự giáo dục của cha mẹ không tốt, tính cách của trẻ sẽ khiếm khuyết, dễ bị môi trường tác động và chi phối, đặc biệt đối với một số trẻ hướng nội. Chúng ta thường nói bản chất con người vốn là thiện (hoặc ác), nhưng thực ra nó liên quan rất nhiều đến tính cách.
Một nhà giáo dục Singapore cho rằng, giáo dục bản chất con người bắt đầu từ gia đình. Sợ hãi và căng thẳng không thể tách rời. Trong xã hội cạnh tranh cao độ này, đến học sinh tiểu học cũng có những than phiền về cuộc sống.
Nhiều bậc cha mẹ luôn cười trừ, cho rằng con cái có quá nhiều rắc rối và quyết lơ đi, thậm chí mắng khi con kể lể. Cũng vì vậy, nhiều trẻ thích phàn nàn, chia sẻ với bạn bè hơn là bố mẹ. Trẻ không được chấp nhận bởi xã hội nhỏ là gia đình, thì khi trưởng thành, sao có thể hòa nhập với xã hội lớn, sao có thể tin vào lòng tốt của con người.
Rốt cuộc, hầu hết chúng ta đều là những người bình thường, đều tìm kiếm tình yêu và sự chấp thuận từ những người khác, chính những "hạnh phúc và cảm giác đồng nhất" này sẽ thay đổi vận mệnh của một người.