A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Chuyên trang ẩm thực quốc tế khám phá hương vị trong món phở Việt Nam

Chuyên trang ẩm thực Slurrp chia sẻ với độc giả câu chuyện về phở, món ăn truyền thống của Việt Nam có nước dùng thơm ngon, phở mềm và nhiều món thịt ăn kèm.

Theo Slurrp, món phở là Việt Nam có thành phần chính là phở, thịt thái lát mỏng (thường là thịt bò hoặc thịt gà), và nhiều loại đồ ăn kèm như giá đỗ, rau thơm và chanh. Nước dùng được chuẩn bị cẩn thận bằng cách ninh xương, gia vị và thảo mộc trong nhiều giờ để tạo nên mùi hương đậm đà và dễ chịu. Phở là một món ăn phổ biến ở Việt Nam và đã được cả thế giới yêu thích nhờ sự pha trộn hài hòa giữa hương vị mặn, ngọt và mùi hương của thảo dược.

Trang Slurrp cũng chia sẻ rằng, có một lịch sử phong phú bắt nguồn từ đầu thế kỷ 20 ở miền Bắc Việt Nam, phở đã phát triển thành một phần tinh túy của ẩm thực Việt Nam. Hiện tại, phở là một món ăn thể hiện được di sản ẩm thực của Việt Nam và cũng đóng vai trò là đại sứ ẩm thực trên thế giới.

Hiểu biết cơ bản về phở

Khi khám phá những kiến thức cơ bản về phở, điều cần thiết là phải hiểu các thành phần cốt lõi: nước dùng, bánh phở và các loại đồ ăn kèm.

0orocmwwvg1.jpg

Phở là một trong những món ăn đưa ẩm thực Việt vươn tầm quốc tế. Ảnh: Slurrp.

Đầu tiên, nước dùng là linh hồn của món phở. Nước dùng được chế biến bằng cách ninh kết hợp xương, gia vị và các loại thảo mộc thơm trong nhiều giờ để các hương vị và chất dinh dưỡng được hòa quyện.

Tiếp đó là sợi phở trắng mềm và có một chút độ dai là nền tảng chính của món ăn. Phía trên lớp phở là các loại đồ ăn kèm. Chúng đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao hương vị cho món phở với nhiều tùy biến như thịt bò tái, chín thái lát mỏng, thịt viên, thịt gà hoặc thậm chí là các lựa chọn thay thế dành cho người ăn chay.

Trên khắp Việt Nam, thực khách cũng có thể tìm thấy rất nhiều biến thể của món phở. Ở các vùng phía Bắc, phở có xu hướng sử dụng nước dùng đơn giản và tinh tế hơn, đồng thời thường ăn kèm với thịt bò thái lát. Còn phở miền Nam có nước dùng hơi ngọt và đậm đà hơn, và thường cho nhiều rau thơm và gia vị hơn. Những biến tấu theo vùng miền này cho thấy sự đa dạng trong ẩm thực của Việt Nam và mang đến sự khám phá thú vị cho những người đam mê món phở.

Đi tìm công thức ngon của nước dùng

Nước dùng là linh hồn của món phở và đóng một vai trò quan trọng trong hương vị đặc trưng của món ăn này. Nước dùng phở truyền thống được chế biến bằng cách kết hợp các nguyên liệu chất lượng cao và kỹ thuật chuẩn bị tỉ mỉ.

Chuyên trang ẩm thực quốc tế khám phá hương vị trong món phở Việt Nam - Ảnh 2.

Nước dùng phở Việt rất được lòng thực khách quốc tế. Ảnh: Tapchidulich.

Đầu bếp thường chọn xương bò hoặc xương gà để tạo nên vị ngọt và mùi thơm tự nhiên cho nước phở. Xương được ninh trong nhiều giờ để hương vị của chúng hòa quyện với các thành phần khác. Một hỗn hợp thảo dược quan trọng không kém trong nước dùng là hoa hồi, đinh hương, quế và thảo quả…. Chúng giúp hương vị của nước dùng trở nên đặc biệt và lan tỏa hơn.

Để tăng thêm hương vị, các đầu bếp cũng thường nướng thêm gừng và hành tây để cho vào nước dùng. Bước này tạo ra một chút vị khó và ngậy cho nước dùng. Trong quá trình ninh, đầu bếp cũng cần hớt bọt liên tục để giúp loại bỏ tạp chất và đảm bảo thành phẩm cuối cùng được trong.

Bằng cách chú ý đến việc lựa chọn và xử lý nguyên liệu, nước dùng phở sẽ đạt được sự cân bằng hài hòa về hương vị, mang lại trải nghiệm dễ chịu và ngon miệng cho những người yêu thích phở.

Lựa chọn phở

Đây cũng là một bước quan trọng trong việc có một bát phở thơm ngon. Nguyên liệu phổ biến nhất là bánh phở có sợi mảnh và trong để có thể hấp thụ hương vị của nước dùng nhưng vẫn giữ được kết cấu nhẹ và dai. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều sợi phở khác nhau, với kết cấu và độ dày tùy thuộc vào sở thích cá nhân. Sợi phở mỏng mang đến trải nghiệm nhẹ nhàng và tinh tế còn sợi phở dày tạo sự thú vị khi nhai.

Để đạt được kết cấu hoàn hảo, phở phải được trần cho đến khi mềm nhưng vẫn giữ được một chút vị dai. Trần quá chín có thể khiến sợi phở bị trương, trong khi trần chưa chín có thể khiến sợi phở bị cứng.

Việc khám phá thế giới đa dạng của bánh phở để hiểu về các kết cấu và hương vị khác nhau và cách chúng tương tác hài hòa với nước dùng cũng như lớp phủ bên trên tạo nên một trải nghiệm phở đáng nhớ.

Nắm vững sự cân bằng của hương vị

Cân bằng được các hương vị là điều cần thiết trong việc tạo ra món phở Việt Nam đích thực và để đạt được sự cân bằng này đòi hỏi phải có kỹ thuật phối gia vị phù hợp và sự kết hợp khéo léo giữa các thành phần chính.

Nước mắm, một thành phần chính trong ẩm thực Việt Nam, là một thành phần quan trọng trong món phở, giúp tạo thêm vị ngon cho nước dùng. Một số nơi cũng sử dụng nước tương để góp phần tạo nên hương vị thơm ngon. Lúc này, việc cân đối lượng nước mắm và nước tương là rất quan trọng để tránh làm át các vị khác.

Kỹ thuật nêm gia vị cũng bao gồm việc thêm dần các loại gia vị trong lúc nấu, nếm và điều chỉnh cho đến khi đạt được sự cân bằng hương vị mong muốn. Và khi phục vụ ra bàn, sự tươi ngon của món ăn cũng được đưa lên hàng đầu thông qua việc phục vụ kèm chanh tươi (nước cốt chanh làm tăng thêm hương vị thơm ngon) và nhiều loại rau thơm như húng quế, rau mùi và giá đỗ mang đến sự tươi mát và đa dạng hương thơm phức hợp.

Bằng cách cẩn thận cân bằng các yếu tố mặn, ngọt và thanh, đồng thời kết hợp vị chua và tươi mát, món phở kích thích vị giác bằng một bản giao hưởng của hương vị.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết