Năm 2022 sẽ bùng nổ IPO của Bamboo Capital: Đưa Nguyễn Hoàng, BCG Land và BCG Energy lên sàn, giá khởi điểm có thể từ 20.000 đồng/cp
Nhằm giảm tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu để phát triển bền vững hơn, đồng thời huy động vốn cộng đồng cho các dự án bất động sản – điện gió – xây dựng nhà máy; Bamboo Capital đã quyết định đồng loạt IPO 3 mảng kinh doanh của mình trong năm 2022. Theo đó, Nguyễn Hoàng sẽ được lên sàn HXN, còn BCG Land và BCG Energy sẽ dắt tay nhau lên sàn HoSE.
Giá khởi điểm của Nguyễn Hoàng có thể từ 15.000 đến 20.000 đồng, IPO ở sàn Hà Nội
"Bán tất cả những gì có thể' là cách nói vui dùng để miêu tả về việc Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) quyết định IPO 3 doanh nghiệp thành viên trong 3 quý tiếp theo của năm 2022.
Về Nguyễn Hoàng: theo lời giới thiệu trên website của BCG, thì Nguyễn Hoàng chỉ là một công ty về sản xuất đồ gỗ nội - ngoại thất, cung ứng cho các dự án bất động sản trong nước cộng với xuất khẩu.
Nguyễn Hoàng là công ty con trong mảng sản xuất – nông nghiệp của BCG; ngoài ra, mảng này còn có công ty Thành Phúc trực thuộc Nguyễn Hoàng – chuyên sản phẩm ván gỗ lót sàn, Vinacafe Đà Lạt, Tapiotek – doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất – chế biến tinh bột sắn biến tính tại Việt Nam.
Còn theo xác nhận từ BCG, Nguyễn Hoàng hiện đang là công ty phụ trách mảng sản xuất – thương mại của Tập đoàn, gồm 2 công ty con là Thành Phúc – Tapiotek. Mảng cà phê gồm Vinacafe Đà Lạt – Dr Nam đang thuộc Tracodi Trading.
Chủ tịch BCG - Nguyễn Hồ Nam
"Việc Trung Quốc vẫn theo đuổi chính sách ‘zero Covid’ đang khiến chuỗi cung ứng các sản phẩm nông lâm nghiệp từ Trung Quốc đến châu Âu đứt gãy nghiêm trọng; Nguyễn Hoàng là một trong những doanh nghiệp Việt Nam được hưởng lợi lớn vì thực trạng nói trên.
Bên cạnh đó, Nguyễn Hoàng vừa mới tiến hành M&A với 1 công ty và công ty đó có diện tích vùng trồng lên đến 2.000ha. Nên trong tương lai, Nguyễn Hoàng cứ thế mà tập trung cải thiện sản xuất – phát triển sản phẩm và chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu Trung Quốc để lại, chứ không cần lo lắng về nguyên liệu đầu vào. Vậy nên, chúng tôi nghĩ đây là thời điểm tốt để IPO Nguyễn Hoàng.
Nguyễn Hoàng có thể lên sàn Hà Nội – HNX trong quý 2 năm nay, cùng mức giá khởi điểm từ 15.000 đến 20.000 đồng. Chúng tôi đã thuê Vietcombank làm nhà tư vấn cho deal này", Chủ tịch Nguyễn Hồ Nam cho hay.
Giá khởi điểm của BCG Land là 2x, IPO ở sàn TP.HCM
Phần BCG Land: theo thống kê, hiện BCG Land có khoảng 15 dự án đã và đang triển khai.
Theo giải thích của Ban lãnh đạo Tập đoàn, sở dĩ Malibu Hội An chưa thể bàn giao hết vì Covid-19 nên họ không thể xây dựng kịp tiến độ. Hiện tại, phần khách sạn và căn hộ nghỉ dưỡng đã bán hết, dự định sẽ bàn giao và đưa vào vận hành trong tháng 7 hoặc 8/2022. Tiền phải thu của 2 thành phần này sẽ chuyển vào doanh thu và lợi nhuận.
Phần biệt thự của Malibu Hội An đang được BCG cấp tập triển khai và sẽ tiến hành bán hàng trong vài tháng tới. Họ cũng dự định sẽ bàn giao thành phần cuối của dự án vào quý 1/2023.
Tiến độ Malibu Hội An cuối 2019.
Dự án Hội An D’Or cũng được tăng thêm 11ha trong giai đoạn 3. Trước đó, cộng với dự án Amor Garden, BCG có tới 3 dự án ở Hội An; nên sau khi cân nhắc, Tập đoàn đã bán lại dự án Amor Garden cho RH-Vinahud, để tập trung vào Hội An D’Or tiềm năng hơn.
Hiện tại, nhìn vào danh mục đầu tư của BCG Land thì có vẻ thiên về bất động sản nghỉ dưỡng sang chảnh; song định hướng tương lai của doanh nghiệp này là sẽ đầu tư đa mảng, từ nghỉ dưỡng – khu đô thị - công nghiệp để phân tán sự rủi ro. BCG bày tỏ, khi đầu tư bất động sản, họ không chạy theo số lượng mà theo chất lượng, chỉ đầu tư dự án nào họ cảm thấy pháp lý đã đảm bảo và khả năng sinh lời nhanh và tốt.
BCG Energy sẽ lên sàn vào quý 3/2022
BCG Energy: theo website của BCG, hiện công ty có 8 dự án năng lượng mặt trời và năng lượng gió và 1 công ty về điện mặt trời áp mới tên Skylar.
Ông Phạm Minh Tuấn – Phó Chủ tịch BCG
"Mặc dù, Nhà nước vẫn rất coi trọng mảng năng lượng tái tạo, với định hướng mảng năng lượng này sẽ chiếm 50% năng lượng tiêu thụ điện cả nước từ 2030 – 2040. Nhưng sau khi tra xét, theo chỉ thị mới, Nhà nước sẽ không khuyến khích việc phát triển các nhà máy điện mặt trời thật nhanh – đặc biệt ở các địa phương mà mật độ nhà máy đã dày đặt.
Tuy nhiên, Nhà nước vẫn khuyến khích xây dựng năng lượng mặt trời áp mái. Vậy nên, trong tương lai, Skylar sẽ cố gắng phát triển thêm 500MW điện mặt trời áp mái. Trong 1 đến 2 năm tới, BCG Energy sẽ cố đến các địa phương có điều kiện đấu nối thuận lợi để có thêm các nhà điện mặt trời với công suất tầm 300MW nữa.
Ở mảng điện gió, BCG Energy sẽ tiếp tục phát triển các dự án điện gió ngoài khơi và miền núi. Sắp tới, các khu vực như miền núi phía Bắc – đồng bằng Bắc Bộ sẽ thiếu điện, nên Nhà nước đang khuyến khích các doanh nghiệp đến xây dựng các nhà máy điện gió ở đây. Chúng tôi đang có ý định tiến quân ra Bắc và chỉ còn đợi các thông tin – hướng dẫn, cộng với chính sách giá cụ thể.
Tại miền Nam, điện gió Khai Long – Cà Mau 2 và 3 đang gặp một số vấn đề về pháp lý thủ tục, nên quá trình xin chấp thuận chủ trương đầu tư kéo dài hơn dự định. Tuy nhiên, tôi tin rằng, kết quả tốt đẹp sẽ xuất hiện trong thời gian tới. Còn về dự án Đông Thành – Trà Vinh 1&2, chúng tôi đã hoàn tất quá trình M&A với công ty Thái Hòa", ông Phạm Minh Tuấn – Phó Chủ tịch BCG, phụ trách mảng năng lượng tái tạo chia sẻ tiếp.
Do BCG đang phải lo cho Nguyễn Hoàng cùng BCG Land trước và tới tận quý 4/2022, BCG Energy mới lên sàn; nên Ban lãnh đạo Tập đoàn chưa có nhiều thông tin để tiết lộ về nó.
Cuối cùng, theo Chủ tịch BCG, số tiền mà công này huy động từ 3 đợt IPO nói trên sẽ được dùng vào 2 mục đích: đầu tiên, là dùng để phát triển các dự án hiện hữu như trong lĩnh vực điện gió – bất động sản – nhà máy sản xuất thay vì phải đi vay tiền từ ngân hàng; thứ hai, là đổ vào các dự án bất động sản đã có pháp lý đầy đủ.
Theo kinh nghiệm của BCG từ dự án Malibu Hội An, khi ta tăng được vốn chủ sở hữu trong các dự án bất động sản, thì dù có vấn đề gì – như gặp Covid-19, cũng sẽ không phải chịu áp lực quá lớn từ chi phí tài chính; hơn nữa, đất càng để lâu thì càng lên giá.