A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

"Tiền đẻ ra tiền" ở Thế giới Di động: Vay nợ hơn 1 tỷ USD nhưng thu ngàn tỷ từ tiền gửi ngân hàng, cho 2 CTCK vay 940 tỷ đồng

MWG thu về gần 211 tỷ đồng lãi tiền gửi trong quý 1/2022. Ngoài ra, MWG cũng đang ghi nhận hơn 190 tỷ đồng tiền lãi cho vay và lãi tiền gửi tại khoản mục phải thu ngắn hạn.

Ghi nhận trên BCTC hợp nhất quý 1/2022 của MWG, lượng tiền và tương đương tiền vào khoảng 3.259 tỷ đồng, bao gồm 508 tỷ tiền mặt và hơn 2.650 tỷ tiền gửi ngân hàng (tăng mạnh 35% so với thời điểm đầu năm 2022). Với số dư trên, Công ty thu về gần 211 tỷ đồng lãi tiền gửi trong quý 1/2022. Ngoài ra, MWG cũng đang ghi nhận hơn 190 tỷ đồng tiền lãi cho vay và lãi tiền gửi tại khoản mục phải thu ngắn hạn.

Công ty cũng đang có 11.672 tỷ đồng đầu tư tài chính ngắn hạn. Theo thuyết minh, đây là các khoản tiền gửi ngân hàng và trái phiếu kỳ hạn 6 tháng - 1 năm với lãi suất dao động từ 5-8,65%/năm. Tạm tính theo mức lãi trung bình, MWG thu về gần 800 tỷ đồng tiền lãi.

MWG còn cho vay ngắn hạn với tổng dư nợ 940 tỷ đồng đối với Chứng khoán HSC (765 tỷ), Chứng khoán VPS (158 tỷ)... Được biết, lãi suất cho vay của MWG với các đơn vị này vào mức 6,4-7%/năm (kỳ hạn 3-6 tháng), tính trung bình Công ty thu về thêm khoảng 63 tỷ đồng.

Như vậy, bên cạnh hoạt động bán lẻ cốt lõi, MWG cũng thu về hàng ngàn tỷ đồng tiền lãi từ hoạt động tài chính. Không chỉ từ dòng tiền dồi dào hiện hữu, với vị thế trên thương trường MWG cũng tận dụng được nguồn tài chính lớn từ các tổ chức tín dụng lớn trong ngoài nước.

Tiền đẻ ra tiền ở Thế giới Di động: Vay nợ hơn 1 tỷ USD nhưng thu ngàn tỷ từ tiền gửi ngân hàng, cho 2 CTCK vay 940 tỷ đồng - Ảnh 1.

Tính đến thời điểm 31/3/2022, tổng dư nợ vay ngắn hạn của MWG vào mức 24.486 tỷ đồng (hơn 1 tỷ USD). Trong đó, Công ty chủ yếu vay từ các tổ chức tín dụng lớn nước ngoài với tổng dư nợ hơn 20.616 tỷ đồng.

Các đối tác lớn của MWG phải kể đến Ngân hàng BNP Parias - CN Singapore, Ngân hàng Sumitomo Mitsui - CN Tp.HCM, Citibank N.A, HSBC.... Theo thuyết minh, số dư nợ ngắn hạn này chủ yếu là các khoản vay tín chấp ngắn hạn với lãi suất thả nổi nhằm bổ sung vốn lưu động.

Tiền đẻ ra tiền ở Thế giới Di động: Vay nợ hơn 1 tỷ USD nhưng thu ngàn tỷ từ tiền gửi ngân hàng, cho 2 CTCK vay 940 tỷ đồng - Ảnh 2.

 

Tiền đẻ ra tiền ở Thế giới Di động: Vay nợ hơn 1 tỷ USD nhưng thu ngàn tỷ từ tiền gửi ngân hàng, cho 2 CTCK vay 940 tỷ đồng - Ảnh 3.

 

Tiền đẻ ra tiền ở Thế giới Di động: Vay nợ hơn 1 tỷ USD nhưng thu ngàn tỷ từ tiền gửi ngân hàng, cho 2 CTCK vay 940 tỷ đồng - Ảnh 4.

Được biết, hoạt động tài chính sôi nổi cũng hỗ trợ đáng kể chỉ số của MWG trong năm 2021 – năm bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch Covid-19 cũng như những khủng hoảng truyền thông.

Ghi nhận, BCTC đến cuối năm 2021 của MWG xuất hiện khoản đầu tư tài chính dài hạn hàng ngàn tỷ đồng. Được biết, đây là các khoản cho những công ty khác vay ngắn hạn với lãi suất 6,4-7%/năm, đồng thời đầu tư trái phiếu thông qua các ngân hàng thương mại có kỳ hạn từ 3-5 năm và hưởng lãi suất từ 7,6%-9,3%/năm.

Về kết quả kinh doanh, quý 1/2022 MWG đạt doanh thu thuần hợp nhất 36.467 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ và thực hiện được 26% kế hoạch năm. Tương ứng, lợi nhuận sau thuế đạt 1.445 tỷ đồng, tăng 8% và cũng là mức cao thứ hai trong lịch sử hoạt động.

Tính đến thời điểm cuối tháng 3. MWG đã vận hành 5.497 cửa hàng, bao gồm 985 cửa hàng Thế Giới Di Động (TGDĐ), 2.077 cửa hàng Điện Máy Xanh (ĐMX), 29 cửa hàng Topzone, 2.127 cửa hàng Bách Hoá Xanh (BHX), 211 nhà thuốc An Khang, 44 cửa hàng Bluetronics và 24 cửa hàng AVA độc lập.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết