A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Tăng cường các giải pháp phát triển bền vững sản xuất, tiêu thụ sản phẩm trái cây chủ lực phía Nam

Sáng ngày 8-6, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức Diễn đàn trực tuyến kết nối nông sản 970 với chủ đề “Tăng cường các giải pháp phát triển bền vững sản xuất, tiêu thụ sản phẩm trái cây chủ lực phía Nam”.

Ông Nguyễn Ngọc Thạch, Tổng Biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam, Tổ trưởng Tổ điều hành Diễn đàn kết nối nông sản 970 và ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản chủ trì diễn đàn tại điểm cầu Báo Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

Toàn cảnh diễn đàn tại điểm cầu Báo Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội sáng 8-6. Ảnh NGUYỄN KIỂM. 

Ông Lê Thanh Tùng, Phó cục trưởng cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) cho biết: Tổng sản lượng trái cây 6 tháng đầu năm 2022 ở  các tỉnh, thành phố phía Nam 3,3 triệu tấn, sản lượng 6 tháng cuối năm 4,05 triệu tấn, cả năm 7,3 triệu tấn. Các tỉnh có sản lượng thanh long lớn: Bình Thuận, Long An, Tiền Giang; Bưởi (Bến Tre, Vĩnh Long, Tiền Giang); xoài An Giang, Đồng Tháp, Khánh Hòa, Đồng Nai.

 Nông dân huyện Long Hồ, Vĩnh Long thu hoạch chôm chôm. Ảnh NGUYỄN KIỂM.

Theo ông Lê Thanh Tùng, việc cấp mã số vùng trồng, đây là đòi hỏi, yêu cầu từ các thị trường nhập khẩu về truy xuất nguồn gốc để đảm bảo an toàn vệ sinh an toàn thực phẩm, đây cũng là đòi hỏi của người tiêu dùng trong nước. Bên cạnh mã số vùng trồng, còn phải có mã số cơ sở đóng gói, đến nay 1.864 cơ sở đóng gói được cấp mã số. Sử dụng thống nhất một quy trình sản xuất và quản lý sinh vật gây hại và yêu cầu kiểm dịch của nước nhập khẩu, kiểm soát sinh vật gây hại và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BTVT) theo quy định của nước nhập khẩu, có nhật ký canh tác, ghi chép chi tiết đối với sản phẩm trong đó có tăng cường giám sát vùng trồng và cơ sở đóng gói.

Theo ông Trần Văn Cao, Phó tổng Biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam, thành viên Tổ điều hành 970 cho biết: Ước tính trung bình mỗi năm Trung Quốc nhập khẩu 4,2 tỷ USD về sầu riêng, Thái Lan hiện xuất 60% tổng giá trị vào thị trường này. Về thủ tục về xuất khẩu sầu riêng chính ngạch của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc đã cơ bản hoàn tất. Nếu xuất khẩu được sầu riêng chính ngạch vào Trung Quốc thì mặt hàng này của Việt Nam có rất nhiều lợi thế cạnh tranh về giá cả. 

Tin, ảnh: NGUYỄN KIỂN


Tags: qdnd
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết