Tiếp cận giải pháp chuyển đổi số, kết nối giáo dục bằng công nghệ mới
Giải pháp số hóa giáo dục trên nền tảng website được công ty IMK triển khai trên danh nghĩa cá nhân kết hợp với doanh nghiệp để tài trợ cho các trường theo hình thức phi lợi nhuận.
Theo nghiên cứu tại 100 trường học cấp 1-2-3 và Cao đẳng, Đại học trên khắp cả nước của công ty IMK - doanh nghiệp chuyên cung cấp công nghệ vị nhân sinh chuyển đổi số và tự động hóa, tỷ lệ các trường học triển khai số hóa tài liệu hỗ trợ công tác giảng dạy chỉ mới đạt 30-35%. Việc không chuyển đổi số hóa trong nhà trường gây nên rất nhiều bất cập như:
- Thiếu tính tương tác: Nhà trường thiếu một kênh thông tin thống nhất, gây khó khăn trong việc trao đổi thông tin giữa nhà trường và phụ huynh, học sinh. 100% website của trường chỉ hoạt động 1 chiều - nơi nhà trường đăng tải các hoạt động, thông báo.
- Phân tán nguồn lực: Để có thể thông báo trao đổi qua lại giữa nhà trường và phụ huynh, học sinh cần phải sử dụng website, nền tảng, ứng dụng khác nhau hoặc mua giải pháp của nhiều doanh nghiệp. Phụ huynh, học sinh và nhà trường tốn trung bình 1,5-2 tiếng mỗi ngày cho ứng dụng chat để trao đổi về việc học của con. Điều này gây tốn kém quỹ thời gian, thông tin chồng chéo làm giảm hiệu quả quản lý.
- Khó tiếp cận nguồn xã hội hóa dồi dào: Nhà trường bỏ lỡ nhiều cơ hội hợp tác và phát triển với doanh nghiệp do mọi hoạt động đều đưa lên nhóm chat mạng xã hội.
- Giảm hiệu quả học tập: Học sinh phải học và tìm kiếm tài liệu trực tiếp trên các trang mạng xã hội nên dễ bị phân tâm trong quá trình học, tiếp cận các nguồn tài liệu không chính thống, sai lệch thông tin hoặc xem được những hình ảnh, video không phù hợp lứa tuổi.
Đứng trước những bất cập đó, các nhà trường cần có một giải pháp hỗ trợ chuyển đổi số, tự động hóa và ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong công tác quản lý và giảng dạy. Đồng thời, cả phụ huynh lẫn học sinh cũng cần một kênh kết nối và hỗ trợ giáo dục một cách đồng bộ, dễ tiếp cận để nâng cao hiệu quả học tập, ít tốn thời gian và chi phí.
Năm 2021, ông Phạm Vũ Luyến - giám đốc công ty IMK Việt Nam đã thử nghiệm thành công số hóa và chuyển đổi số thành công tại trường tiểu học Vân Canh, Hoài Đức. Vì vậy, ông quyết định mở rộng chương trình đổi mới sáng tạo cho các trường học khác.
Sáng kiến là một nền tảng website mô hình Mạng xã hội Mini (MXH Mini) tích hợp 6 giải pháp:
- Web Automation: Tích hợp các công nghệ tự động hóa nội dung, tự động hóa quảng cáo, tự động hóa SEO... Đây là giải pháp hỗ trợ giáo viên số hóa tài liệu giảng dạy và thực hiện các công tác tuyên truyền.
- MXH Mini: Giải pháp tạo sân chơi học tập, nghiên cứu, thể thao, văn hóa... lành mạnh cho học sinh, nơi hỗ trợ công tác giảng dạy, phát triển thương hiệu cá nhân cho giáo viên.
- Marketing Automation: Giải pháp hỗ trợ công tác truyền thông tới phụ huynh, học sinh.
- Chat: Giải pháp hỗ trợ kết nối nhà trường, giáo viên với phụ huynh và học sinh.
- Thanh toán: Giải pháp hỗ trợ các vấn đề học phí, chi phí phát sinh rõ ràng minh bạch.
- CRM: Giải pháp quản lý giáo viên, phụ huynh, học sinh và đối tác.
Nền tảng này đã khắc phục được những nhược điểm của những mô hình truyền thống như: Tiếp cận được đa dạng các đối tượng, có thể tương tác 2 chiều, quản lý thông tin giáo dục hiệu quả, an toàn, tiết kiệm hơn và đáp ứng được những nhu cầu thiết yếu trong vấn đề đổi mới sáng tạo mà nền giáo dục đang hướng tới.
Hiệu quả tích cực của chuyển đổi số giáo dục
Dự án số hóa giáo dục của IMK đã giúp cải thiện được những vấn đề trong quá trình chuyển đổi số giáo dục tại các nhà trường. Có thể kể đến các ưu điểm như:
- Giảm bớt gánh nặng về chi phí trong công cuộc đổi mới sáng tạo hoạt động dạy và học.
- Nâng cao chất lượng dạy và học.
- Giúp nhà trường quản lý các hoạt động giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh. Hơn nữa có cơ hội thu hút được nguồn lực xã hội hóa của các tổ chức, doanh nghiệp.
- Giảm tải áp lực cho phụ huynh. Thông qua chương trình, các phụ huynh cũng có thể nắm bắt các hoạt động học tập của con tại trường.
Tính đến nay, chương trình Số hóa giáo dục của IMK đã được triển khai hiệu quả với các hoạt động tài trợ thí điểm giải pháp số hóa và tự động hóa tại các trường học.
- Năm 2020: Tài trợ thí điểm lần 1 cho 1 trường Tiểu học với tổng giá trị 30.000.000 đồng.
- Năm 2024: Tài trợ thí điểm lần 2 cho 2 trường tổng giá trị: 300.240.000 đồng.
Mục tiêu tương lai của dự án:
- Năm 2024: Tài trợ thêm 5 điểm trường.
- Năm 2025: Tài trợ được 100 trường học tại Hà Nội.
- Năm 2026 - 2028: Tài trợ được 6000 trường học trên khắp Việt Nam.