A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Năm thứ 5 liên tiếp Quảng Ninh dẫn đầu chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

Điểm yếu của các sản phẩm OCOP Cà Mau là mẫu mã chưa thực sự phong phú và chủ thể sản xuất chưa chú trọng nhiều tới khâu quảng bá, giới thiệu sản phẩm. Do đó, muốn thúc đẩy tiêu thụ những sản phẩm này vào các hệ thống phân phối, thời gian tới các hợp tác xã, chủ thể sản xuất cần tập trung cải thiện về chất lượng sản và xây dựng giải pháp để quảng bá, giới thiệu sản phẩm.

Ngày 27/4, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2021 (PCI 2021) dựa trên khảo sát gần 11.312 doanh nghiệp (hơn 10.127 doanh nghiệp tư nhân và 1.185 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài - FDI). Kết quả 10 tỉnh dẫn đầu PCI 2021 lần lượt là: Quảng Ninh, Hải Phòng, Đồng Tháp, Đà Nẵng, Vĩnh Phúc, Bình Dương, Bắc Ninh, Thừa Thiên Huế, Bà Rịa – Vũng Tàu và Hà Nội.

Cụ thể, Quảng Ninh tiếp tục dẫn đầu bảng xếp hạng PCI mặc dù giảm 3 điểm so với năm 2020. Một trong những chỉ số đứng đầu đáng chú ý là chỉ số gia nhập thị trường (7,98 điểm) và chi phí thời gian trong giải quyết thủ tục hành chính (8,52 điểm). Năm nay, Quảng Ninh cũng là tỉnh duy nhất được xếp ở nhóm "rất tốt" do có chất lượng điều hành kinh tế xuất sắc, cải thiện chỉ số gia nhập thị trường, giảm thiểu chi phí không chính thức, cũng như kịp thời tháo gỡ khó khăn, đồng hành cùng doanh nghiệp...

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2021 (PCI 2021) dựa trên khảo sát gần 11.312 doanh nghiệp

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2021 (PCI 2021) dựa trên khảo sát gần 11.312 doanh nghiệp

Bên cạnh đó, Quảng Ninh đã giảm 40-50% thời gian giải quyết thủ tục hành chính so với quy định. Hệ thông Trung tâm phục vụ hành chính công cấp tỉnh, cấp huyện thống nhất cơ chế là việc 5 tại chỗ, từ tiếp nhận – thẩm định- phê duyệt – đống dấu – trả kết quả. Năm 2021, Quảng Ninh vẫn là điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư với tổng thu hút vốn đầu tư ngoài ngân sách đạt trên 360 nghìn tỷ đồng. Trong đó, thu hút FDI thế hệ mới đạt gần 1,2 tỷ USD. Trên địa bàn tỉnh hiện có 145 dự án FDI của các nhà đầu tư tới từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ, thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 8,15 tỷ USD.

Phát biểu sau khi nhận Cúp quán quân PCI năm 2021, ông Nguyễn Xuân Ký, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh khẳng định: Với kết quả xếp hạng PCI đứng đầu cả nước, Quảng Ninh xác định vai trò và trách nhiệm cao hơn, đòi hỏi tỉnh càng phải tiếp tục chủ động thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19; đề cao trách nhiệm trong việc xây dựng chính quyền liêm chính, hành động, kiến tạo, phục vụ; tận dụng tối đa mọi cơ hội nhanh chóng chuyển đổi số toàn diện, thúc đẩy tăng trưởng xanh; luôn đồng hành, tạo điều kiện tốt nhất để các doanh nghiệp, nhà đầu tư tìm được cơ hội khác biệt...

Chỉ số PCI có thang điểm 100 và được tính từ tổng điểm 10 chỉ số thành phần.

Chỉ số PCI có thang điểm 100 và được tính từ tổng điểm 10 chỉ số thành phần.

Đây cũng là năm đầu tiên Hải Phòng vươn lên vị trí thứ hai, với 70,61 điểm (tăng 1,34 điểm so với năm 2020) trong bảng xếp hạng PCI sau nhiều năm trong top 10. Một trong những giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp được tỉnh này thực hiện hiệu quả là việc kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình sản xuất kinh doanh thông qua đối thoại trực tiếp hằng tháng giữa doanh nghiệp với lãnh đạo UBND thành phố và các sở, ngành chức năng.

Các tỉnh, thành phố nằm trong top 10 PCI đều là những địa phương được các doanh nghiệp đánh giá là có thay đổi tích cực trong các chỉ số thành phần, phát triển kinh tế và kiểm soát dịch bệnh, cắt giảm thủ tục hành chính… Ngoài ra, các địa phương cũng nỗ lực phòng, chống tham nhũng để giảm gánh nặng chi phí không chính thức cho doanh nghiệp, khi có gần 21% doanh nghiệp cho biết phải trả chi phí không chính thức cho cán bộ thanh, kiểm tra (giảm khoảng 7,7% so với 2020).

Quảng Ninh lần thứ năm dẫn đầu chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

Quảng Ninh lần thứ năm dẫn đầu chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp FDI cũng ghi nhận những cải thiện tích cực trong môi trường kinh doanh của Việt Nam. Đặc biệt gánh nặng thanh, kiểm tra, chi phí không chính thức đã giảm và chất lượng lao động, cơ sở hạ tầng cải thiện rõ rệt theo thời gian.

Tuy vậy, để duy trì sức hút với các nhà đầu tư nước ngoài, đại diện VCCI khuyến cáo các địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách trong lĩnh vực hành chính, thuế, đất đai, môi trường, đăng ký đầu tư, bảo hiểm… Ngoài ra, chính sách trợ giúp doanh nghiệp phục hồi và phát triển sau dịch cần được thiết kế sát với nhu cầu thực tế.

Tại lễ công bố, ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch VCCI đánh giá: Năm 2022 là năm vượt khó, là năm “bước ngoặt” trong phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. 2022 cũng là năm “giữ lửa” cải cách, và tiếp tục khơi thông các nguồn lực cho cộng đồng doanh nghiệp để nền kinh tế Việt Nam bứt phá nhanh hơn trong những năm sắp tới

Các địa phương phía cuối bảng xếp hạng PCI năm nay là Cao Bằng, Hòa Binh, Kon Tum, Kiên Giang, Hà Giang…

Tiến Dũng
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết