A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

PwC: Phí bảo hiểm nhân thọ tăng 50%, GDP Việt Nam sẽ tăng thêm 4% vào 2050

"Tăng trưởng bảo hiểm có tương quan với tăng trưởng kinh tế", đại diện PwC cho biết.

 

PwC: Phí bảo hiểm nhân thọ tăng 50%, GDP Việt Nam sẽ tăng thêm 4% vào 2050 - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Khả năng chi trả và nhu cầu về các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và bảo hiểm tại Việt Nam đang ngày càng tăng, bà Wai-duen Lee - Phó Giám đốc của PwC Hồng Kông - chia sẻ tại Hội thảo "Khôi phục niềm tin ngành bảo hiểm nhân thọ: Tầm nhìn và giải pháp" sáng 16/5.

Đại diện PwC cũng nêu lên sự đóng góp của bảo hiểm nhân thọ vào việc tích lũy hay đầu tư, có tác động thuận lợi đến đầu tư hoặc tích lũy vốn, từ đó sẽ thúc đẩy hơn nữa tăng trưởng kinh tế.

Các chuyên gia phân tích từ PwC đã sử dụng mô hình tăng trưởng dài hạn của World Bank vạch ra 3 kịch bản của GDP dự kiến tương ứng với 3 mức tăng phí bảo hiểm nhân thọ.

"Phí bảo hiểm nhân thọ tăng 50%, GDP Việt Nam sẽ tăng thêm 4% vào 2050", bà Lee cho biết.

PwC: Phí bảo hiểm nhân thọ tăng 50%, GDP Việt Nam sẽ tăng thêm 4% vào 2050 - Ảnh 2.

 

Với trường hợp bảo hiểm phi nhân thọ, PwC dự tính nếu phí bảo hiểm tăng 50%, GDP Việt Nam sẽ tăng thêm 2,1% từ năm 2024 - 2050.

"Trong những năm qua, có giai đoạn ngành chúng ta tăng gấp đôi như thế", bà Lee nói thêm.

Về phương pháp tính, các chuyên gia của PwC sử dụng phương pháp hồi quy tính toán phí bảo hiểm với 3 động lực phát triển kinh tế gồm Sự tham gia của lực lượng lao động (LFP), Nguồn vốn nhân lực & Năng suất, Tích lũy vốn/ Đầu tư trên 6 quốc gia Philippines, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Indonesia, và Việt Nam. Từ đó, đưa ra dự báo GDP trong tương lai.

PwC: Phí bảo hiểm nhân thọ tăng 50%, GDP Việt Nam sẽ tăng thêm 4% vào 2050 - Ảnh 3.

Báo cáo của PwC cũng cho thấy ngành bảo hiểm đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính khi là những nhà đầu tư lớn trên thị trường tài chính, có mối liên kết chặt chẽ với các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác và góp phần bảo vệ sự ổn định của bảng cân đối tài sản của các hộ gia đình và các doanh nghiệp.

PwC cũng nhìn nhận với tầng lớp trung lưu ngày càng gia tăng, nhu cầu về chăm sóc sức khỏe và bảo hiểm ngày càng lớn. Khoảng cách chi tiêu từ tiền túi của người dân và bảo hiểm y tế ngày càng tăng của Việt Nam có thể là cơ hội để các doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp phạm vi bảo hiểm lớn hơn.

Theo Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, tính đến tháng 3/2024, tổng tài sản toàn ngành bảo hiểm nhân thọ ước đạt hơn 800.000 tỷ đồng, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng chi trả quyền lợi bảo hiểm trong Quý I/2024 đạt hơn 15.000 tỷ đồng, tăng 35% so với cùng kỳ 2023.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết