10 quy tắc dạy con của một người mẹ Nhật Bản: Cách nuôi dưỡng nên những đứa trẻ hạnh phúc và thành đạt, cha mẹ Việt nên học hỏi
Như mọi người đều biết, Nhật Bản là một trong những đất nước có nền giáo dục rất đặc biệt, khiến cho cả thế giới đều ghen tị. Họ tập trung uốn nắn con từ khi còn rất nhỏ, ví như khi vào tiểu học thì phụ huynh đều sẽ bắt con tự đi bộ đến trường, trời lạnh cũng sẽ mặc rất ít quần áo ấm để tập cho trẻ tính kiên cường và độc lập. Có lẽ vì thế và khi trưởng thành đa số người Nhật đều được biết đến với tính cách kỷ luật cao.
Trong một gia đình, nếu người cha là trụ cột cho sự hưng thịnh về tài chính, thì người mẹ là nền tảng của sự an yên trong gia đình, về giáo dưỡng và tâm hồn của con trẻ. Trẻ con hầu hết đều dành phần lớn thời gian ở với mẹ nhiều hơn, cho nên cách hành xử và giáo dục của người mẹ ảnh hưởng rất nhiều đến đứa trẻ. Thậm chí, người mẹ còn là yếu tố quyết định tương lai của con.
Cô Lily, một người mẹ Nhật Bản cũng đã đặt ra 10 quy tắc dạy con độc đáo, rất đáng để các bậc phụ huynh học hỏi.
Quy tắc 1
Khi gặp ai đó, điều đầu tiên là phải chào hỏi. Nhận được lòng tốt hoặc sự giúp đỡ từ người khác, thì phải nói cảm ơn người đó, nếu không thể gặp mặt thì ít nhất cũng phải gửi thư hoặc tin nhắn cảm ơn.
Nếu lỡ làm sai việc gì đó, dẫn đến rắc rối cho người khác, thì nhất định phải xin lỗi ngay lập tức, không được trì hoãn.
Quy tắc 2
Khi ở nơi công cộng (ngoại trừ những khu vui chơi), thì nên cố gắng kiểm soát âm lượng giọng nói của mình.
Không phải cái gì con muốn thì cũng phải có cho bằng được, từ nhỏ nên học cách suy nghĩ cho cảm nhận của người khác.
Quy tắc 3
Điều không muốn nói với cha, thì có thể nói với mẹ. Và ngược lại, điều không muốn nói với mẹ thì phải tâm sự với cha. Tuyệt đối không được giữ trong lòng. Phải nói cho con hiểu rằng, cha mẹ là những người thân thiết nhất và đáng tin cậy nhất. Những tổn thương nội tâm không nên chịu đựng một mình.
Trung thực là đức tính tốt nhất, thế nên, đừng nói dối hay lừa gạt người khác, vì nó sẽ làm con đánh mất lòng tin của bạn bè và gia đình, khiến con hối hận trong suốt quãng đời còn lại.
Quy tắc 5
Khi bị bắt nạt, một đứa trẻ lịch sự và khiêm nhường một cách mù quáng sẽ mãi mãi trở thành cái bao cát cho người khác trút giận. Vì thế trong trường hợp này con được phép chống trả, hãy bảo vệ chính mình, và kể với cha mẹ.
Quy tắc 6
Nếu nhặt được tiền, con có thể mang nó về nhà và bỏ vào ống tiết kiệm, sau đó đem quyên góp cho những người cần giúp đỡ. Điều cấm kỵ là con không được giữ số tiền đó cho riêng mình. Thấy vàng mà không nhặt là một trong những đức tính đáng quý nhất.
Quy tắc 7
Khi người khác chân thành, hào phóng đãi con ăn uống, nếu không thích, con có thể nói "tôi no rồi", đừng bao giờ nói "nó khó ăn quá".
Bất kỳ một món ăn nào cũng đã từng là một sinh mệnh sống động. Cho nên, tuyệt đối không thể ăn một cách tùy tiện, và vứt bỏ một cách lãng phí. Hãy dành sự kính trọng cho tất cả mọi thứ. Có như thế, con mới có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên.
Quy tắc 9
Đừng so sánh mình với người khác. Giống như tên và ngoại hình mỗi người là khác nhau, tất cả mọi người đều có vẻ đẹp và giá trị riêng, ai cũng là độc nhất vô nhị. Thế giới phong phú và đa dạng, chính vì cuộc sống có nhiều điều khác nhau nên nó mới tràn đầy màu sắc.
Quy tắc 10
Khi cảm thấy có nguy hiểm cao độ, con được phép không tuân theo bất kỳ quy tắc nào, bởi vì mạng sống quan trọng hơn bất cứ thứ gì khác. Khi gặp phải người xấu, nhưng con chỉ có một mình, thì người có thể bảo vệ con, chỉ có con mà thôi.
Mục đính của sự giáo dục là muốn con cái sau này lớn lên trở thành một nhân tài , một người hạnh phúc. Vì thế, tôi nghĩ dù phương thức giáo dục có siêu cấp đến cỡ nào cũng không bằng được tình thương của cha mẹ dành cho con. Hãy rót cho con mình đầy tình thương và thấu hiểu, vì nó sẽ mang theo hành trang đó tiến vào một tương lai hạnh phúc.