Nathan Lee nói chuyện kinh doanh: ‘Người làm chủ LUÔN ĐÚNG, vì nếu có năng lực làm chủ, bạn không đã KHÔNG đi làm thuê!’
Cũng theo quan sát của anh: Sống trong thời đại "lên ngôi" của các Youtuber và Tiktoker…, người trẻ rất dễ bị ảo tưởng rằng có thể dễ dàng kiếm tiền mà không cần phải học. Nhưng sự thật là không phải ai cũng có thể nổi tiếng và trở thành ngôi sao.
Không chỉ được biết tới như một nghệ sĩ có gia thế và cá tính thuộc dạng hiếm có trong showbiz, Nathan Lee còn là một doanh nhân kín tiếng trong nhiều lĩnh vực kinh doanh: bất động sản, khách sạn, F&B, mỹ phẩm… Được công chúng đặt biệt danh "ông hoàng hàng hiệu", song Nathan Lee lại cho rằng: tiền bạc chưa bao giờ là mục đích mà anh hướng tới.
Đầu xuân, Nathan Lee đã chia sẻ cùng chúng tôi về những quan điểm sống vô cùng thẳng thắn và… khác người của mình. Qua đó, có thể thấy, bên cạnh hình ảnh hào nhoáng của một nghệ sĩ tiếng tăm là những góc khuất đầy gai góc.
Tôi đầu tư vào khá nhiều lĩnh vực: bất động sản, resort, F&B, mỹ phẩm, thời trang, truyền thông, tổ chức sự kiện… Trong đó, thế mạnh của tôi là làm về mỹ phẩm; mảng nhà hàng và khách sạn trong hai năm vừa qua thì chịu thiệt hại nặng nề. Tôi thấy mình có thế mạnh trong những mảng liên quan đến sáng tạo và nghệ thuật, nên từ khi còn rất trẻ, tôi đã tập trung đầu tư vào đó. Đối với tôi, đầu tư vào lĩnh vực du lịch ở Việt Nam giống như một cuộc dạo chơi thôi. Mà tính tôi là "dân chơi", thích chơi nhưng phải "chơi" ra tiền.
Là một nghệ sĩ tiếng tăm, động lực nào khiến anh quyết định "lấn sân" sang kinh doanh?
Không thể gọi là "lấn sân" được, vì ngoài hoạt động nghệ thuật, tôi còn có bằng thạc sĩ về marketing. Đây cũng là một ngành nghề mà tôi yêu thích ngay từ khi còn nhỏ. Từ khi còn ở nước ngoài, tôi đã nỗ lực rất nhiều để có thể thành công trong lĩnh vực nghệ thuật, nhưng đồng thời, tôi cũng hiểu rằng, cơ hội phát triển của mình là ở châu Á vì ở thị trường châu Âu, nghệ sĩ châu Á muốn tìm chỗ đứng là việc rất khó khăn. Tôi cảm thấy rằng mình cần học hỏi, trang bị hành trang để sẵn sàng cho một lĩnh vực khác mà mình có thể đạt được thành tựu.
Vậy giữa nghệ sĩ và doanh nhân, đâu là thế mạnh của anh?
Tôi tự tin rằng mình có nhiều thế mạnh, nhưng ưu điểm lớn nhất của tôi là xác định rõ vai trò của mình trong từng hoàn cảnh cụ thể. Ví dụ khi đứng trên sân khấu thì tôi là một ca sĩ, nghệ sĩ tâm huyết, còn khi kinh doanh, tôi là một doanh nhân với "cái đầu lạnh". Theo tôi, bạn sẽ tìm ra thế mạnh khi thực sự thấu hiểu bản thân mình.
Tôi nghĩ rằng mình là một doanh nhân rất quyết liệt, năng nổ, tử tế và khác biệt. Tôi khác biệt trong cách vận hành công ty, phát triển các mảng kinh doanh… Trong con người tôi chảy nhiều dòng máu, là sự pha trộn của văn hoá châu Âu, châu Mỹ và châu Á nên tôi có những phán đoán linh hoạt trong nhiều hoàn cảnh, nhiều môi trường. Người ta có câu, "nhập gia tuỳ tục", việc kinh doanh ở Việt Nam chắc chắn sẽ có nhiều khác biệt so với kinh doanh ở nước ngoài; phải tư duy linh hoạt thì mới có thể đạt được thành công.
Tôi luôn luôn "cháy hết mình" trong cả hai lĩnh vực. Tôi nhạy cảm trong nghệ thuật và nhạy bén trong kinh doanh. Như bạn thấy, những mảng tôi chọn đầu tư kinh doanh đều liên quan đến nghệ thuật hoặc sáng tạo, bởi đó là cá tính của tôi. Khi làm bất cứ điều gì, tôi đều muốn "thổi hồn" của mình vào đó, ghi dấu ấn và phong cách cá nhân của mình. Bởi vậy, kinh doanh với tôi không đơn thuần chỉ là kiếm tiền mà đa sắc màu hơn. Nghệ thuật với tôi là một điều thiêng liêng, là nơi để tâm hồn tôi nương náu. Bởi vậy, khi hai lĩnh vực ấy cùng song hành, tôi cảm thấy mình may mắn vì tìm được cân bằng.
Là người làm chủ, tôi đã gặp nhiều trường hợp làm việc thụ động như vậy. Làm việc với thái độ đối phó là điều kinh khủng nhất. Các bạn chưa có đủ kinh nghiệm, vốn liếng về cả nền tảng tinh thần lẫn vật chất để có thể tạo dựng một sự nghiệp riêng cho mình nên các bạn cần bắt đầu từ việc đi làm thuê. Thế nhưng bạn đôi khi lại hão huyền, "đứng núi này trông núi nọ" mà không hiểu rõ năng lực của bản thân mình. Thật ra cuộc đời này không có gì dễ dàng. Người làm thuê có cái khổ của làm thuê, người làm chủ cũng không hề sung sướng.
Bởi vậy, khi các bạn còn trẻ và chưa có kinh nghiệm, cần cố gắng học hỏi và tự xây dựng cho mình một nền tảng để phát triển khi có cơ hội. Sống trong thời đại "lên ngôi" của các Youtuber và Tiktoker…, người trẻ rất dễ bị ảo tưởng rằng có thể dễ dàng kiếm tiền mà không cần phải học. Nhưng sự thật là không phải ai cũng có thể nổi tiếng và trở thành ngôi sao.
Tôi là một người "vừa làm vừa chơi", nhưng tôi cũng đặt giả thiết rằng nếu mình chỉ đi chơi không thôi thì cuộc đời sẽ như thế nào. Đến nay, tôi thừa khả năng chỉ chơi mà không cần làm, nhưng nếu vậy thì cuộc đời này sẽ rất vô nghĩa và nhàm chán. Tôi muốn tiếp tục khám phá bản thân, đặt nhiều mục tiêu để mỗi ngày đều có động lực tiếp tục vươn tới những đỉnh cao mới. Tôi nghĩ rằng mỗi người sinh ra đều có một sứ mệnh riêng, tôi sinh ra để đóng góp những điều đẹp đẽ và tử tế cho cộng đồng và mong rằng mọi người cũng vậy.
Vậy theo Nathan Lee, điều gì là "hành trang" cần có của một người khởi nghiệp?
Như mọi người hay nói: "đầu tiên là tiền đâu". Bạn muốn khởi nghiệp, muốn làm chủ thi cần có vốn. Sau đó là kiến thức. Rất nhiều người bắt tay vào kinh doanh mà không tìm hiểu thị trường nên đã nhanh chóng thất bại. Bạn phải dung hoà giữa cái tôi cá nhân và nhu cầu của thị trường, không phải cái gì mình thích cũng là cái thị trường đang cần.
Ngoài ra, bạn cần rất cẩn trọng khi vay vốn để kinh doanh; không nên quá mạo hiểm. Từ trải nghiệm của mình, tôi có một lời khuyên chân thành là bạn phải biết buông bỏ đúng lúc. Tôi ủng hộ các bạn trẻ dám nghĩ dám làm, nhưng làm chủ không phải là con đường duy nhất để thành công.
Lấn át là đúng, nhưng tôi thấy điều đó là bình thường. Tôi luôn mong muốn nhận được đóng góp tích cực, chuẩn xác từ cộng sự của mình; nhưng thực tế chứng minh là ý kiến của tôi luôn đúng. Nếu trong doanh nghiệp có ai đó có năng lực như tôi thì họ đã đi làm chủ hết rồi. Thế nên chắc chắn những người làm thuê cho mình sẽ chưa có khả năng hay cách nhìn nhận nhạy bén như mình. Không phải ai sinh ra cũng có năng lực làm leader nên tôi nghĩ cá tính cũng là một trong những tố chất của người lãnh đạo. Tuy nhiên tôi không phải là người cực đoan, tôi luôn tiếp nhập đóng góp của cộng sự nếu ý kiến đó có giá trị.
Tuy tiền bạc không phải là mục đích mà tôi hướng tới, nhưng tôi không hề coi nhẹ nó. Bởi đó là thành quả của sự cố gắng, nỗ lực của tôi. Có thể bạn đã hiểu lầm khi tôi nói rằng tôi làm việc không phải chỉ vì tiền, mà vì muốn xây dựng một điều gì đó đẹp đẽ và tử tế. Giá trị của vật chất nằm ở nhu cầu của mỗi con người. Ở trường hợp của tôi, tôi tự thấy mình đã may mắn có quá nhiều thứ nên không đặt nặng vấn đề tiền bạc.
Bí quyết nào để anh luôn "giữ lửa" trong cả hoạt động kinh doanh và nghệ thuật?
Thật ra trong kinh doanh hay trong bất cứ lĩnh vực nào của cuộc sống, mỗi người đều có con đường riêng, cách xử lý và quyết định riêng mà chỉ đúng trong trường hợp của bạn. Với tôi, tôi biết mình rất nóng tính nên mỗi ngày đều cố gắng thả lỏng, thư giãn. Áp lực đôi khi đến từ sự tâm huyết quá, cầu toàn quá nên thấy mệt mỏi. Nhưng hãy thử nghĩ rằng mình đã may mắn ra sao khi còn có thể thức dậy mỗi ngày để tiếp tục cố gắng, tiếp tục cống hiến. Đợt dịch bệnh vừa qua đã giúp tôi biết trân quý hơn những khoảnh khắc giản dị, cân bằng cuộc sống và từ đó tiếp tục nhiệt huyết trong mỗi hoạt động của mình.
Cảm ơn Nathan Lee, chúc anh một năm mới với nhiều hoài bão, nhiều thành công!