A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Lạng Sơn xây dựng văn hóa - du lịch hướng tới sự bền vững

Nhờ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi hoạt động, ngành văn hóa, thể thao & du lịch Lạng Sơn đã có những bước tiến vượt bậc trong chuyển đổi số.

Nhờ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi hoạt động, ngành văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Lạng Sơn đã có những bước tiến vượt bậc trong triển khai chuyển đổi số, hướng đến xây dựng nền văn hóa du lịch thông minh và bền vững.

Lạng Sơn - mảnh đất miền biên viễn - được ví như một kho tàng các di sản văn hóa đa dạng cả về văn hóa vật thể và phi vật thể. Nơi đây, có 335 di tích, 7 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, 1 bảo vật quốc gia. Bởi vậy, trong thời đại của kỷ nguyên số hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện chuyển đổi số là xu thế tất yếu để duy trì, gìn giữ, phát huy và nâng tầm các giá trị di sản, văn hóa truyền thống. Hơn nữa, đó cũng là những lợi thế lớn trong phát triển du lịch, tạo nên các sản phẩm du lịch đặc thù, có khả năng cạnh tranh và làm nên thương hiệu cho du lịch Lạng Sơn.

Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Phúc Hà - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch - cho biết, với nhận thức chuyển đổi số là “chìa khóa” xây dựng văn hóa, du lịch thông minh và bền vững, thời gian qua, sở đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa trên tất cả các lĩnh vực quản lý của ngành. Trong đó, tỉnh đã và đang tích cực thực hiện số hóa các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, bảo tàng và di sản tư liệu của các dân tộc; số hóa hồ sơ, tư liệu, bảo vật quốc gia, hiện vật quý của các bảo tàng và di tích, di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia có giá trị tiêu biểu, di sản văn hóa phi vật thể trong danh mục kiểm kê di sản…

Nền tảng dữ liệu số ấy sẽ là cơ sở, "bàn tựa” để ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lạng Sơn tiến tới bước cao hơn nhằm thực hiện kế hoạch “Xây dựng và phát triển Hệ thống du lịch thông minh tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021 - 2025”.

Theo đó, địa phương này đã chính thức vận hành hệ thống Cổng thông tin du lịch thông minh và ứng dụng du lịch thông minh trên thiết bị di dộng. Mới đây, tỉnh cũng vừa vận hành ứng dụng số hóa điểm du lịch Nhị Thanh – Tam Thanh, núi Tô Thị, thành nhà Mạc tại TP. Lạng Sơn. Nhờ khoa học - công nghệ, thông qua hệ thống thuyết minh tự động, mã QR code…, ứng dụng đã đem đến cho khách du lịch những trải nghiệm mới, hỗ trợ du khách trải nghiệm dịch vụ du lịch, đáp ứng nhu cầu tìm kiếm, khai thác, liên kết dịch vụ du lịch; hỗ trợ các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ hiệu quả và hỗ trợ cơ quan quản lý nhà nước đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quản lý hoạt động du lịch; tạo môi trường quảng bá trực tuyến hình ảnh du lịch của Lạng Sơn.

Lạng Sơn xây dựng văn hóa - du lịch hướng tới sự bền vững
Chùa Tam Thanh - Danh thắng nổi tiếng của xứ Lạng

Tính đến tháng 12/2022, hệ thống du lịch thông minh của tỉnh đã thu hút 450 cơ sở kinh doanh du lịch, dịch vụ trên địa bàn đăng ký tham gia quảng bá, thu hút hơn 2,7 triệu lượt truy cập, tìm kiếm thông tin về du lịch Lạng Sơn.

Bên cạnh đó, trong công tác chỉ đạo điều hành và chuyên môn, lãnh đạo sở đã quan tâm, tạo điều kiện để tiến hành chuyển đổi số các thủ tục hành chính - bằng nguồn lực và hệ thống kỹ thuật sẵn có. Tất cả hồ sơ đều được luân chuyển và xử lý trên môi trường mạng, rút ngắn được thời gian giải quyết, tạo được kho lưu trữ điện tử phục vụ tra cứu khi cần thiết, giúp người dân và doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí khi thực hiện thủ tục hành chính. Năm 2022, sở đã giải quyết 126 hồ sơ dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3 và 4.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lạng Sơn kêu gọi xã hội hóa trong việc tuyên truyền, giới thiệu các sản phẩm từ chuyển đổi số, qua đó áp dụng vào thực tiễn chuyển đổi số các lĩnh vực khác của ngành. Năm 2022, Sở đã kêu gọi xã hội hóa tổ chức hội nghị giới thiệu giải pháp chuyển đổi số dứng dụng trong lĩnh vực văn hóa - du lịch

 

Tác giả: Hoàng Phương
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết