Kinh nghiệm lựa chọn nền tảng chuyển đổi số cho SMEs
Theo Cục Phát triển doanh nghiệp, có đến 48,8% doanh nghiệp từng chuyển đổi số nhưng hiện không còn sử dụng do giải pháp chưa phù hợp hoặc không còn nhu cầu. Điều này cho thấy, việc lựa chọn được nền tảng chuyển đổi số phù hợp là một thách thức không nhỏ với nhiều doanh nghiệp Việt.Khó khăn của SMEs khi triển khai giải pháp chuyển đổi số
Theo sách trắng doanh nghiệp Việt Nam năm 2022, tỷ lệ doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) ở nước ta là 97%. Các SMEs đã nhìn nhận chuyển đổi số là xu thế tất yếu và đã có những đầu tư nhất định để chuyển đổi số trong doanh nghiệp tuy nhiên vẫn gặp nhiều vấn đề khó khăn.
Vấn đề thứ nhất là chi phí của các SMEs đầu tư cho chuyển đổi số còn hạn chế. Khảo sát của Cục Phát triển doanh nghiệp chỉ ra rằng, có 60,1% doanh nghiệp khó khăn về chi phí đầu tư, ứng dụng công nghệ số. Do đó, nhiều doanh nghiệp buộc phải lựa chọn chuyển đổi số một phần nên chưa đạt được sự đồng bộ và hiệu quả một cách tối ưu.
Vấn đề thứ hai là một số SMEs đang ứng dụng các giải pháp chuyển đổi số rời rạc. Mỗi bộ phận, phòng ban sử dụng một giải pháp khác nhau nên không kết nối được với nhau khiến dữ liệu phân mảnh, phải nhập liệu nhiều lần gây tốn thời gian và nhân lực.
Vấn đề thứ 3 là doanh nghiệp quy mô nhỏ, vừa khó tiếp cận các giải pháp vận hành doanh nghiệp (ERP) toàn diện do chi phí rất cao trong khi tính năng của ERP quá dư thừa, doanh nghiệp SMEs không thể sử dụng hết. Riêng đối với hệ thống ERP nước ngoài, phân hệ quản lý tài chính - kế toán không tương thích với chế độ kế toán Việt Nam nên rất khó để áp dụng. Mặt khác, hệ thống ERP cũng khá phức tạp để vận hành và khó tùy biến, mở rộng do hệ thống lõi (core) ban đầu được xây dựng theo một quy trình chuẩn quốc tế. Khi áp dụng tại các doanh nghiệp Việt, sự tương thích và khả năng tùy chỉnh của phần mềm rất thấp.
Vấn đề thứ tư là khi doanh nghiệp phát triển, mở rộng quy mô dần lên thì ứng dụng đang triển khai không còn phù hợp nữa và cần phải thay. Nhưng khi thay thế thì khó có thể kế thừa dữ liệu lịch sử rất quan trọng ở ứng dụng cũ.
Các yếu tố quan trọng khi lựa chọn giải pháp chuyển đổi số cho SMEs
Thấu hiểu những thách thức của SMEs khi tìm kiếm và triển khai giải pháp chuyển đổi số, ông Lê Hồng Quang - Phó Tổng Giám đốc thường trực MISA chia sẻ kinh nghiệm để lựa chọn giải pháp phù hợp dựa theo 3 yếu tố: nhanh mang đến kết quả - chi phí hợp lý - dễ triển khai.
Về tốc độ triển khai, các hệ thống ERP tùy chỉnh của nước ngoài có thời gian triển khai tương đối dài, có thể lên tới 6 tháng, không phù hợp với đặc thù của các SMEs vốn có nhiều biến động. Ở hạng mục này, các nền tảng phần mềm đóng gói như MISA AMIS sẽ là giải pháp chuyển đổi số nhanh chóng hơn. Theo khảo sát của MISA, chỉ sau một thời gian ngắn triển khai nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA AMIS, nhiều doanh nghiệp ghi nhận tiết kiệm 25% chi phí, tăng 47% năng suất làm việc và 32% lợi nhuận.
MISA AMIS là nền tảng chuyển đổi số quản trị doanh nghiệp nhanh chóng đem lại kết quả cho SMEs
Đối với khía cạnh về chi phí, các SMEs với nguồn lực tài chính có hạn nên ưu tiên lựa chọn phần mềm quản trị doanh nghiệp có thể tách nhỏ các nghiệp vụ và triển khai được theo từng giai đoạn của doanh nghiệp. Để đáp ứng yêu cầu này, nền tảng MISA AMIS với 4 phân hệ tài chính - kế toán, marketing - bán hàng, nhân sự và văn phòng số được phân chia thành các ứng dụng nhỏ, phù hợp với mọi nhu cầu theo quy mô, ngành nghề của từng doanh nghiệp. Hệ sinh thái MISA AMIS cho phép doanh nghiệp lựa chọn triển khai một số nghiệp vụ theo nhu cầu và sẵn sàng đáp ứng bổ sung thêm các nghiệp vụ khác khi doanh nghiệp mở rộng quy mô chỉ trên một nền tảng duy nhất, giúp các SMEs tiết kiệm chi phí và dữ liệu được liên thông, xuyên suốt, có tính kế thừa cao.
MISA AMIS cho phép doanh nghiệp lựa chọn triển khai một số nghiệp vụ theo nhu cầu và sẵn sàng đáp ứng bổ sung thêm các nghiệp vụ khác trên 1 nền tảng duy nhất
Để đảm bảo dễ triển khai, các doanh nghiệp nên cân nhắc lựa chọn phần mềm quản trị doanh nghiệp phù hợp với đặc thù của SMEs tại Việt Nam, có thể theo sát doanh nghiệp trong hành trình phát triển mà không cần phải thay đổi nền tảng và dễ sử dụng để không mất nhiều thời gian đào tạo cho nhân viên. Hiện tại, MISA đang cung cấp nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA AMIS được nghiên cứu phù hợp với nhu cầu, đặc điểm của doanh nghiệp Việt cũng như hệ thống tài chính - kế toán - thuế và các thông tư, nghị định, luật tại Việt Nam. Các doanh nghiệp có thể dễ dàng triển khai với độ tương thích cao, nhanh đem lại kết quả. Bên cạnh đó, các ứng dụng trong nền tảng kết nối chặt chẽ với nhau giúp các bộ phận trong doanh nghiệp giảm sự chồng chéo, lãng phí nguồn lực.
Nền tảng MISA AMIS hai lần liên tiếp được vinh danh tại giải thưởng "Make in Vietnam"
Đặc biệt MISA AMIS còn dễ dàng tùy biến, mở rộng hệ sinh thái cho doanh nghiệp. Thông qua cổng tích hợp, nền tảng sẵn sàng kết nối với bên thứ ba như các kênh tuyển dụng, ngân hàng, thuế, bảo hiểm và các startup nhằm giúp doanh nghiệp nhận được nhiều lợi ích hơn và có thể đặc thù hóa tối đa theo yêu cầu của mỗi doanh nghiệp. Đây là giải pháp được kỳ vọng hỗ trợ đắc lực cho SMEs Việt tăng tốc chuyển đổi số để vươn lên bứt phá trong bối cảnh suy thoái.