A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Thường xuyên khoe con lên mạng xã hội: Tưởng vô hại lại tiềm ẩn hiểm hoạ khôn lường!

Việc thường xuyên đăng tải những thông tin của trẻ lên mạng xã hội như vậy đã vấp phải nhiều tranh cãi, thậm chí tiềm ẩn rủi ro.

Hiện nay, đăng ảnh con lên mạng xã hội là cách nhiều bậc cha mẹ thường làm để đánh dấu và lưu lại những bước ngoặt trong hành trình lớn lên của con.

Tên, ảnh, ngày sinh, thành tích, giáo viên, thú cưng của con... đều được đăng tải và cập nhật thường xuyên. Suy cho cùng cha mẹ nào cũng muốn "khoe" cho cả thế giới biết con mình tuyệt vời và đáng yêu như thế nào. 

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, việc thường xuyên đăng tải những thông tin trẻ lên mạng xã hội như vậy đã vấp phải những ý kiến trái chiều vì nó xâm phạm quyền riêng tư của trẻ và khiến chúng không được lựa chọn "nhân cách trực tuyến" của mình. 

Thường xuyên khoe con lên mạng xã hội: Tưởng vô hại lại tiềm ẩn hiểm hoạ khôn lường! - Ảnh 1.

Nguồn ảnh: Internet

Câu hỏi đặt ra là, liệu khi lớn lên và nhìn lại những hình ảnh được chia sẻ bây giờ, trẻ sẽ cảm thấy như thế nào? Nhưng quan trọng hơn, ít ai chú ý đến việc "đăng bài về con" là mối lo ngại về sự an toàn trực tuyến trong tương lai của trẻ như thế nào. 

Việc đăng hình con lên mạng xã hội tưởng chừng như vô hại và quý giá đến mức nó bắt đầu ngay trước cả khi đứa trẻ được sinh ra. Cha mẹ đăng ảnh chụp siêu âm của con mình trên các trang mạng xã hội cùng với ngày dự sinh. Tiếp theo là thông báo khai sinh, thường bao gồm tên đầy đủ của đứa trẻ, ngày sinh, giờ sinh, cân nặng và bệnh viện. Các cột mốc theo sau bao gồm: bước đi đầu tiên của trẻ, kỳ nghỉ đầu tiên, thú cưng đầu tiên, tiếng nói đầu tiên, người bạn thân nhất, món ăn yêu thích. 

Những cột mốc này nghe có vẻ quen thuộc vì đây là nhóm câu hỏi thường được sử dụng làm câu trả lời cho các "thử thách bảo mật". Khi chúng ta quên mật khẩu của một số tài khoản trực tuyến, đây sẽ là những câu trả lời mang tính riêng tư nhất, đủ để xác thực danh tính của chủ nhân tài khoản.

Quả thật, một cuộc khảo sát về các lựa chọn mật khẩu đã phát hiện ra rằng 42% người Anh sử dụng tên của vật nuôi, thành viên gia đình hoặc những ngày quan trọng làm mật khẩu. Vì vậy không khó để xâm nhập vào tài khoản của người khác nếu dò tìm được những thông tin như trên. 

Ngân hàng Barclays đã cảnh báo rằng, vào những năm 2030, sẽ có khoảng 7,4 triệu vụ trộm danh tính có thể xảy ra mỗi năm. Đó là hệ quả để lại sau khi thế hệ cha mẹ hiện nay cứ "vô tình" công khai mọi thông tin của con cái lên mạng xã hội. 

Trung tâm Thông tin về Trộm cắp Danh tính cảnh báo rằng, bằng cách kết hợp thông tin trên mạng xã hội (chẳng hạn như tên, ngày sinh và địa chỉ) với dữ liệu cá nhân do tin tặc thu thập trái phép (chẳng hạn như số an sinh xã hội có thể mua được với giá rẻ trên web đen), những kẻ lừa đảo có quyền để mở tài khoản ngân hàng dưới tên của một đứa trẻ, bao gồm tất cả các chi tiết cần thiết cho tài khoản hoặc khoản vay. 

Thường xuyên khoe con lên mạng xã hội: Tưởng vô hại lại tiềm ẩn hiểm hoạ khôn lường! - Ảnh 2.

Nguồn ảnh: Internet

Đại dịch đã làm trầm trọng thêm vấn đề. Một nghiên cứu cho thấy nhiều trường học đang khuyến khích phụ huynh đăng video lên mạng xã hội để giữ kết nối với trẻ. Điều này vô tình làm tăng lượng thông tin cá nhân được chia sẻ trực tuyến về cuộc sống của con cái họ.

Đến sinh nhật lần thứ năm, trung bình một đứa trẻ có khoảng 1.500 bức ảnh được các thành viên trong gia đình chia sẻ lên mạng xã hội. Điều này có nghĩa là ở tuổi 13, khi trẻ em được phép tự sử dụng các trang truyền thông xã hội, có thể đã có gần 4.000 bức ảnh trực tuyến. Những con số này thậm chí còn cao hơn ở những đứa trẻ có cha mẹ có tầm ảnh hưởng. 

Một mối đe dọa đang nổi lên đối với trẻ em là việc sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo để tạo ra đủ loại tác phẩm: từ hình ảnh, video, GIF, giọng nói... để trông hoặc nghe giống người khác. Do có rất nhiều hình ảnh và video về trẻ em được cha mẹ đăng trực tuyến, những kẻ bắt nạt trực tuyến hoặc ở trường học có thể lợi dụng để thực hiện các trò giả mạo đầy ác ý. 

Cha mẹ đăng thông tin trực tuyến thường không được sự đồng ý của con cái. Cuộc khảo sát của Trung tâm An toàn Internet tại Anh về trải nghiệm trực tuyến của những người trẻ tuổi cho thấy, 46% cảm thấy lo lắng và mất kiểm soát khi họ phát hiện ra các bài đăng về bản thân trên mạng mà họ hoàn toàn không hay biết. 44% khác tỏ ra phẫn nộ và chỉ 15% không có phản ứng. 

Thường xuyên khoe con lên mạng xã hội: Tưởng vô hại lại tiềm ẩn hiểm hoạ khôn lường! - Ảnh 3.

Nguồn ảnh: Internet

Rõ ràng, thông tin này giống như một mối nguy tiềm ẩn, có thể gây bối rối và lo lắng cho con cái khi lớn lên, đồng thời khiến chúng phải đối mặt với việc bị đánh cắp danh tính. 

Vậy chúng ta có thể làm gì? Đầu tiên, các bậc cha mẹ cần lưu ý rằng, hành vi "khoe con" lên mạng xã hội không hoàn toàn vô hại như họ vẫn nghĩ. Khi biết được những nguy cơ có thể xảy ra trong thế giới thực của việc đăng ảnh, công khai mọi thông tin cá nhân của trẻ, cha mẹ cần cân nhắc kỹ hơn để đưa ra những lựa chọn sáng suốt về việc có nên đăng hay không.

Cha mẹ nhất định phải dạy con 4 nghi thức này khi nhận lì xì: Vừa thể hiện lễ phép, vừa được đánh giá thông minh

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết