A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Vai trò, tầm quan trọng của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

Ngày 8-2, các nhà khoa học, PGS.TS trong vào ngoài lực lượng CAND cùng dự Hội thảo “Luận cứ khoa học và thực tiễn của việc xây dựng Dự án Luật tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở”, được Bộ Công an tổ chức tại Học viện Chính trị Công an nhân dân.

Vai trò, tầm quan trọng của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở ảnh 1

Các nhà khoa học, PGS.TS trong vào ngoài lực lượng CAND cùng dự Hội thảo “Luận cứ khoa học và thực tiễn của việc xây dựng Dự án Luật tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở”.

Triển khai thực hiện Kế hoạch số 32/KH-BCA của Bộ Công an về việc tổ chức Hội thảo khoa học cấp Bộ, nhằm cung cấp những luận cứ khoa học và thực tiễn phục vụ việc xây dựng, hoàn thiện Dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, ngày 8-2, các nhà khoa học, PGS.TS trong vào ngoài lực lượng CAND đã dự Hội thảo “Luận cứ khoa học và thực tiễn của việc xây dựng Dự án Luật tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở” tại Học viện Chính trị Công an nhân dân.

“Luận cứ khoa học và thực tiễn của việc xây dựng Dự án Luật tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở”

Tại hội thảo, các PGS.TS, nhà khoa học đã đưa ra các luận cứ khẳng định vị trí, vai trò, tầm quan trọng của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; sự cần thiết phải xây dựng Dự án “Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở”.

Hội thảo đã nhận được sự quan tâm sâu rộng của các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, nhà hoạt động thực tiễn có liên quan đến việc tham gia bảo đảm an ninh, trật tự tại cơ sở..., đến việc tham mưu, hoạch định đường lối, chính sách, pháp luật về bảo đảm an ninh, trật tự và các đồng chí đang trực tiếp thực hiện nhiệm vụ tại các địa bàn cấp xã ở các đơn vị, địa phương, cùng các báo cáo khoa học với các ý kiến tâm huyết, trách nhiệm.

Trên cơ sở những tham luận và ý kiến đã chuẩn bị, tập trung, các đại biểu đã phân tích chuyên sâu luận cứ khoa học của việc xây dựng Dự án “Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở”; Đồng thời, đánh giá về thực tiễn công tác bảo đảm ANTT ở địa bàn của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở.

 

Đặc biệt, các nhà khoa học đã phân tích sâu và đưa ra những đánh giá về các vấn đề củng cố, xây dựng lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở đáp ứng yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội ở Việt Nam hiện nay.

Thay mặt Ban Tổ chức Hội thảo, Trung tướng, PGS.TS Trần Vi Dân, Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Công an nhân dân đã cảm ơn các PGS.TS, nhà khoa học, chuyên gia, nhà hoạt động thực tiễn đã cung cấp thêm những luận cứ hữu ích, để Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an báo cáo các cấp có thẩm quyền tham vấn trong quá trình xây dựng và ban hành Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở.

Liên quan đến Dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, Bộ Công an đã nghiên cứu, kế thừa các quy định của pháp luật hiện hành, được thực tiễn kiểm nghiệm, đánh giá là phù hợp, còn giá trị để quy định đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; bảo đảm không làm tăng biên chế, không làm tăng chi ngân sách Nhà nước, không chồng chéo và không mâu thuẫn với các văn bản luật khác.

Thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng

Theo các đại biểu dự Hội thảo, đây là Dự án luật có ý nghĩa quan trọng trong xây dựng, củng cố các lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở; tạo cơ sở pháp lý thống nhất, nâng cao chất lượng công tác quản lý Nhà nước về an ninh, trật tự, phục vụ hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng, chống tội phạm, giữ gìn cuộc sống bình yên và hạnh phúc của nhân dân, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được xây dựng với bản chất là điều chỉnh, kiện toàn lại các lực lượng, chức danh đã được thành lập, hoạt động từ ngay sau Cách mạng Tháng 8 năm 1945 và hiện nay đang hoạt động ở địa bàn cơ sở, để kiện toàn thống nhất thành một lực lượng chung mà không phải là thành lập lực lượng mới (các lực lượng, chức danh đang hoạt động hiện nay sẽ được kiện toàn thống nhất, quy định trong Luật, bao gồm Công an xã bán chuyên trách đang được tiếp tục sử dụng hiện nay theo quy định của Luật CAND năm 2018, Bảo vệ dân phố và các chức danh Đội trưởng, Đội phó...). Dự thảo Luật được xây dựng trên cơ sở tổng kết thực tiễn 15 năm thi hành Nghị định số 38/2006/NĐ-CP ngày 17/4/2006 về Bảo vệ dân phố, 12 năm thi hành Pháp lệnh Công an xã năm 2008 và tổng kết thực tiễn hoạt động của lực lượng Dân phòng theo quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy.

Vai trò, tầm quan trọng của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở ảnh 2

Các nhà khoa học, chuyên gia, nhà hoạt động thực tiễn cung cấp thêm những luận cứ hữu ích phục vụ cho Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an báo cáo các cấp có thẩm quyền tham vấn trong quá trình xây dựng và ban hành Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

Việc xây dựng, ban hành Luật thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về xây dựng, củng cố, duy trì lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, chế độ, chính sách đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở gắn với kiện toàn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, giảm chi ngân sách Nhà nước; tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở địa bàn cơ sở; cụ thể tại các văn bản như: Nghị quyết số 51-NQ/TW ngày 5/9/2019 của Bộ Chính trị về Chiến lược bảo vệ An ninh quốc gia; Chỉ thị số 09-CT/TW ngày 1/12/2011 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới; Kết luận số 64-KL/TW ngày 28/5/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về một số vấn đề tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở; Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả…

Hiện nay, các địa phương trong toàn quốc đã hoàn thành việc bố trí Công an chính quy đảm nhiệm các chức danh Trưởng Công an xã, Phó trưởng Công an xã và Công an viên.

Việc ban hành Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở để kịp thời tạo cơ sở pháp lý thống nhất quản lý đối với các chức danh Công an xã bán chuyên trách kết thúc nhiệm vụ và bảo đảm đồng bộ, thống nhất với Luật CAND năm 2018 quy định đối với các chức danh Công an xã bán chuyên trách khi kết thúc nhiệm vụ Công an xã được tiếp tục sử dụng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

Ngoài ra, việc xây dựng, ban hành Luật sẽ sắp xếp, bố trí lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở theo hướng thống nhất, kiện toàn, tinh gọn đầu mối gắn với hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quan hệ công tác, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

Dự thảo Luật điều chỉnh, kiện toàn lại các lực lượng, chức danh đã được thành lập, đang hoạt động hiện nay thành một lực lượng thống nhất mà không phải là thành lập lực lượng mới.

Dự thảo Luật quy định kiện toàn thống nhất lực lượng Công an xã bán chuyên trách đang được tiếp tục sử dụng hiện nay, lực lượng Bảo vệ dân phố và các chức danh Đội trưởng, Đội phó Đội dân phòng thành một lực lượng chung với tên gọi là lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết