A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Những luận điệu “chọc gậy bánh xe” trước thềm Hội nghị Trung ương 5

Nhằm nâng cao nhận thức cũng như chất lượng, hiệu quả về công tác tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng, ngày 31/3, Báo Công Thương đã tổ chức buổi tập huấn chuyên đề về Đảng cho các cán bộ, đảng viên, phóng viên trong toà soạn.

Đây là một hội nghị có ý nghĩa hết sức quan trọng, diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động sâu sắc ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của nước ta.

Những luận điệu “chọc gậy bánh xe” trước thềm Hội nghị Trung ương 5

Vậy mà trước thềm hội nghị, trên các trang điện tử và mạng xã hội của Việt Tân, RFA, VOA…, xuất hiện không ít những bài viết theo kiểu “thầy bói xem voi”, suy diễn, xuyên tạc về tình hình đất nước cũng như sự lãnh đạo của Đảng. Họ nêu ra những thông tin dạng như: Có nhiều bất thường trước Hội nghị Trung ương 5, Đảng đứng trước quá nhiều vấn đề gay cấn liên quan đến phục hồi kinh tế sau đại dịch nên kinh tế Việt Nam có thể “vỡ trận”, “khủng hoảng về đối nội đối ngoại” do tiếp tục có những cuộc “so găng” để hạ bệ lẫn nhau (!).

Nguy hiểm hơn, trước những diễn biến phức tạp của tình hình xung đột giữa Nga và Ukraine, những “thầy bói xem voi” này lại khuyến nghị Việt Nam muốn tìm con đường phát triển đúng đắn phải thay đổi ý thức hệ, đi theo quĩ đạo tư bản chủ nghĩa thì mới không bị rơi vào “khủng hoảng đối ngoại”.

Thật là những luận điệu hồ đồ mang dụng ý xấu theo kiểu “chọc gậy bánh xe”.

Không thể có chuyện kinh tế Việt Nam sẽ “vỡ trận” khi các chuỗi cung ứng toàn cầu đứt gẫy.

Thực tế cho thấy, mặc dù có nhiều khó khăn, thách thức nhưng tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam tháng 4 và 4 tháng đầu năm tiếp tục đạt kết quả tích cực trong bối cảnh tình hình có nhiều thách thức, nhất là về ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Nền kinh tế đang trên đà phục hồi tích cực trong đó có sự bứt phá mạnh mẽ của khối sản xuất kinh doanh trong ngành Công thương.

Chỉ lấy riêng dẫn chứng về chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4 tăng 2% so với tháng trước và tăng 9,4% so với cùng kỳ cũng là một dẫn chứng rất thuyết phục. Đáng chú ý, chỉ số này tăng đều đặn qua các tháng cho thấy tính ổn định trong hoạt động sản xuất.

Có được kết quả đó là nhờ những nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong đó có vai trò quan trọng của ngành công thương, nhất là việc khắc phục, giải bài toán thiếu hụt các nguồn nguyên liệu đầu vào chiến lược do đứt gãy nhiều chuỗi cung ứng toàn cầu; việc nỗ lực cao nhất không để thiếu điện, thiếu than, thiếu xăng dầu… phục vụ cho sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt.

Không phải ngẫu nhiên mà trong một phát biểu gần đây, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã nhận xét: "Về vấn đề đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Tác động của đại dịch COVID-19 đã giúp chúng ta nhận thức rõ ràng hơn về tầm quan trọng của vấn đề này. Việt Nam đang dần nắm giữ một vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Do đó, trong tổng số 92 dự án nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng trong các doanh nghiệp được Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ thực hiện tại ASEAN, Việt Nam đứng đầu với 39 dự án".

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong nhiều phát biểu gần đây đều khẳng định, Việt Nam chưa bao giờ có cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày hôm nay và có được thành tựu đó trước hết là nhờ vào đường lối đối nội, đối ngoại đúng đắn.

Đường lối đó luôn nhất quán, là nền móng của thành công vậy thì căn cứ vào đâu để ai đó đưa ra nhận định “khủng hoảng về đối nội đối ngoại” kèm theo những lời khuyên lạ lùng.

Được biết, cách đây ít lâu, Hội đồng Lý luận Trung ương đã lấy ý kiến đóng góp vào hai dự thảo báo cáo tư vấn quan trọng của hội đồng phục vụ Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII gồm: 1- Dự thảo Báo cáo tư vấn “Một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 15 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”; 2- Dự thảo Báo cáo tư vấn “Một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 20 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể”.

Tại hội nghị giao ban trực tuyến đánh giá kết quả công tác tổ chức xây dựng Đảng quý I; triển khai nhiệm vụ công tác quý II/2022, Ban Tổ chức Trung ương cũng cho biết, sẽ tham mưu ban hành Kế hoạch triển khai Nghị quyết Trung ương 5 (khóa XIII) “về xây dựng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên”.

Cùng với những nội dung quan trọng và thiết thực đó, chắc chắn tại Hội nghị Trung ương 5, Đảng ta sẽ đưa ra nhiều chủ trương, quyết sách lớn để tiếp tục lãnh đạo đất nước phát triển, vượt qua những khó khăn, thách thức đang tác động mạnh mẽ đến nhiều quốc gia, trong đó có nước ta trong bối cảnh toàn cầu hoá, với sự đứt gãy của nhiều chuỗi cung ứng toàn cầu. Sẽ không có chuyện “vỡ trận” về kinh tế hay “khủng hoảng đối nội đối ngoại” như những luận điệu xuyên tạc, chọc gậy bánh xe trước thềm Hội nghị Trung ương 5.

Công Minh
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết