A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Sắc thái thương hiệu ngành bia trên Internet

Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt của ngành hàng tiêu dùng nhanh, tháng 10/2024, thị trường bia đang ngày càng trở nên sôi động với sự góp mặt của nhiều thương hiệu lớn nhỏ như Huda (Bia Huda, Huda beer Huế, Bia Huda miền Trung, Mua bia Huda)Sư Tử Trắng (Bia Sư Tử Trắng, Bia Sư Tử Trắng Sabeco, Sư Tử Trắng beer, Bia bình dân Sư Tử Trắng)Habeco (bia Hà Nội, Habeco beer, Hà Nội beer giá), Sabeco (bia Sài Gòn, Sabeco beer, Bia Saigon Special, Thương hiệu Sabeco), Tiger (Bia Tiger, Bia Tiger Singapore, Mua bia Tiger)Heineken (Bia Heineken, Heineken beer Việt Nam, Mua Heineken, Heineken cao cấp).

Việc xây dựng và định hình sắc thái thương hiệu trở thành yếu tố quan trọng, giúp các thương hiệu bia tạo được dấu ấn riêng và gia tăng sự gắn kết với người tiêu dùng. Bài báo cáo sẽ được Vibiz đưa các số liệu về sắc thái thương hiệu trong ngành bia bao gồm lượng đề cập, mức độ tương tác, cũng như các phản hồi tích cực và tiêu cực từ phía người dùng. Qua đó, báo cáo sẽ cung cấp cái nhìn toàn diện về mức độ nhận diện và tình cảm mà người tiêu dùng dành cho từng thương hiệu, giúp các doanh nghiệp định hướng chiến lược phát triển thương hiệu hiệu quả hơn trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt của thị trường.

Tổng quan mức độ nhận diện thương hiệu

Huda với lượt đề cập cao trong khoảng ngày 21/10/2024 nhưng không đều, tháng 10/2024 Huda có lượng đề cập khoảng 13%. Số lượng đề cập nhiều nhất phải kể tên đó là thương hiệu Sabeco (bia Hà Nội) chiếm 32% trên tổng số.

Thống kê đề cập

(Nguồn: Vibiz tổng hợp, tháng 10/2024)

Sau Sabeco phải kể đến thương hiệu Tiger, lượt đề cập theo tháng rất đều và đầy đủ khoảng 23%. Cùng xếp thứ 3 là Huda và Heineken với số lượt đề cập đều là 13%. Lượt đề cập của các thương hiệu sẽ bao gồm lượng đề cập trong mạng xã hội và ngoài mạng xã hội.

Lượng đề cập trong mạng xã hội và ngoài mạng xã hội của các thương hiệu

(Nguồn: Vibiz tổng hợp, tháng 10/2024)

Từ biểu đồ có thể thấy các thương hiệu như Sabeco, Tiger, và Heineken có tỷ lệ đề cập trên các nền tảng là rất cao. Đặc biệt, Sabeco và Tiger có sự chênh lệch lớn, với Sabeco là 48,8% ngoài mạng xã hội so với 30,9% trong mạng xã hội, ngược lại Tiger là 28,9% ngoài mạng xã hội so với 40% trong mạng xã hội. Còn Heineken có lượng đề cập ngoài mạng xã hội và trong mạng xã hội tương đương nhau khoảng 20%.

Sabeco và Tiger là hai thương hiệu nổi bật với tỷ lệ đề cập cao nhất trong cả hai kênh, cho thấy sự phổ biến và mức độ nhận diện thương hiệu lớn. Trong khi đó, các thương hiệu như Huda và Sư Tử Trắng và Habeco có tỷ lệ đề cập thấp, cho thấy độ phủ sóng kém hơn hoặc có thể chưa đạt được nhiều sự chú ý như các thương hiệu lớn.

Lượng tương tác và hiệu quả lượng tương tác trên mạng xã hội

Lượng tương tác các bài viết trên mạng xã hội

(Nguồn: Vibiz tổng hợp, tháng 10/2024)

Biểu đồ cho thấy mức độ tương tác với các thương hiệu bia trên mạng xã hội, với Heineken và Tiger chiếm ưu thế lớn nhất. Cụ thể, Heineken dẫn đầu với 62,63% tổng lượng tương tác, theo sau là Tiger với 31,42%.

Trong khi đó, Sabeco có mức độ tương tác thấp hơn đáng kể ở mức 5,08%, còn các thương hiệu khác như Huda, Sư Tử Trắng, và Habeco có lượng tương tác rất nhỏ, dưới 1%. Điều này cho thấy Heineken và Tiger có sức hút mạnh mẽ hơn trên các nền tảng mạng xã hội, có thể nhờ vào các chiến dịch truyền thông hiệu quả hoặc sự nhận diện thương hiệu cao.

Sắc thái tích cực, trung lập và tiêu cực trong bài viết

Để hiểu rõ hơn về hiệu quả truyền thông của các thương hiệu, chúng ta cần xem xét sắc thái tích cực, tiêu cực trong các bình luận và phản hồi từ người dùng. Phân tích này giúp làm rõ cảm nhận của cộng đồng, từ đó hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu hóa chiến lược tương tác và nâng cao hình ảnh thương hiệu

Lượng đề cập tích cực, tiêu cực

(Nguồn: Vibiz tổng hợp, tháng 10/2024)

Trong các thương hiệu được khảo sát, Tiger nổi bật với tỷ lệ cảm xúc tích cực cao nhất, chiếm 84%, cho thấy thương hiệu này có khả năng gây ấn tượng tốt với người tiêu dùng. Heineken cũng có tỷ lệ tích cực khá cao (12%), trong khi các thương hiệu còn lại như Huda, Sư Tử Trắng, Habeco, và Sabeco gần như không có đề cập tích cực nào, thể hiện sự kém hấp dẫn hơn về mặt cảm xúc tích cực từ người tiêu dùng.

Mặc dù có tỷ lệ cảm xúc tích cực cao, Tiger và Heineken cũng đồng thời chiếm tỷ lệ tiêu cực đáng kể, lần lượt là 25,8% và 71,9%. Điều này có thể cho thấy, mặc dù hai thương hiệu này nhận được nhiều sự quan tâm và yêu thích, nhưng vẫn gặp phải một số ý kiến trái chiều hoặc phản hồi tiêu cực từ người tiêu dùng. Các thương hiệu còn lại có tỷ lệ tiêu cực rất thấp, gần như không đáng kể.

Heineken và Tiger chiếm ưu thế lớn nhất trong tổng lượng phản hồi, lần lượt là 50% và 45%, cho thấy mức độ quan tâm của người tiêu dùng chủ yếu tập trung vào hai thương hiệu này. Trong khi đó, các thương hiệu như Huda, Sư Tử Trắng, Habeco, và Sabeco có lượng phản hồi rất ít, dưới 5%, cho thấy sức hút và mức độ nhận diện thương hiệu thấp hơn.

BCSI-VIBIZ


Nguồn:https://bcsi.edu.vn/tin-tuc/thuong-hieu/sac-thai-thuong-hieu-nganh-bia-tren-internet.html Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết