Từ cô bé từng bị miệt thị là “óc bã đậu” phải chuyển trường 6 lần trở thành hiện tượng tại Trung Quốc, giành được học bổng Harvard và trở thành luật sư thành công ở Mỹ
Cô đã từ chối bước đi trên con đường bình phàm để chấp nhận đánh cược một ván lớn.
Cũng không ai có thể hình dung ra rằng cô gái đã trở thành Tiến sĩ Harvard này lại từng bị miệt thị từ khi còn nhỏ về trí thông minh của mình.
Tuổi thơ “dữ dội”
Sinh ra tại một quận nhỏ ở Quý Châu, từ khi còn đi học, giáo viên dạy cô đã từng bất lực và nói: “Doãn Thanh Vân, đầu óc của em thật sự quá “bã đậu,” tôi không dạy nổi em nữa đâu.” Một giáo viên khác đã nói với mẹ cô: “Đứa trẻ này mai sau cũng không vượt qua nổi kỳ thi trung học đâu. Nên gửi cô bé đến trường kỹ thuật càng sớm càng tốt đi thì hơn.”
Nhưng mẹ của Doãn Thanh Vân không giận dữ hay từ bỏ niềm tin vào con mình vì những lời nhận xét như vậy. Bà động viên con theo cách “xem bói vận may” vô cùng độc đáo của riêng mình.
Nhìn con chật vật trong chuyện học tập, bố mẹ của cô chưa từng vội vàng thúc giục con, ngược lại còn ủng hộ mọi sở thích của cô. Cô thích đọc sách, đặc biệt là tiểu thuyết của Kim Dung, bố cô mỗi lần đưa cô đi chơi đều kể cho cô nghe nội dung mà cô thích. Doãn Thanh Vân muốn chơi xe đồ chơi bốn bánh trong nhà mà không có chỗ, bố cô bàn với vợ rồi bán chiếc bàn café và ghế sofa đi để cô có đủ không gian chơi cho thoả thích.
Bố mẹ cô sẵn sàng để cô làm bất cứ điều gì mà cô muốn, an ủi và động viên để cô luôn thẳng thắn đối mặt với điểm mạnh và yếu của mình, cũng giúp cô hiểu bản thân muốn gì và đặt ra những mục tiêu rõ ràng hơn.
Với phương pháp giáo dục đặc biệt của bố mẹ, Doãn Thanh Vân đã làm được những điều phi thường.
Chọn con đường nợ…3,5 tỷ
Nhờ sự ham đọc sách từ nhỏ và ý chí ham học, không bỏ cuộc, Doãn Thanh Vân đã vào được trường cấp ba tốt nhất khu vực và còn đứng đầu trường. Cô vượt qua kỳ thi đại học và lọt top 5 của tỉnh.
Hai trường là Đại học Bắc Kinh và Đại học Hồng Kông Trung Quốc đều muốn cô nhập học. Tuy nhiên, đại học trong nước chưa đủ thoả chí của cô.
Sau những khoảng thời gian tích cực tham gia các hoạt động ngoài giờ học và tham gia các cuộc thi tranh luận, Doãn Thanh Vân nhận ra cô rất thích tranh luận. Cô cũng khao khát được học ở Harvard – ngôi trường nằm trong danh sách Ivy League bao gồm 8 trường đại học danh giá hàng đầu nước Mỹ. Với điểm số xuất sắc của mình, cô đã thật sự nhận được thư chấp nhận từ Đại học Harvard.
Đã đến được bước này thì lại gặp một cản trở đau đầu khác. Cô có thể không phải lo học phí nhưng chi phí du học bao gồm cả chi phí sinh hoạt và phương tiện đi lại đều quá đắt đỏ. Một gia đình bình thường như nhà của Doãn Thanh Vân vốn dĩ không chi trả nổi.
Được bố mẹ an ủi, Doãn Thanh Vân cũng chỉ đành ngậm ngùi tiếc nuối, cô hiểu tiền tiết kiệm của gia đình và số tiền vay được từ bạn bè và người thân cũng không đủ. Điều cô không ngờ chính là bố mẹ cô đã quyết định vay 1 triệu nhân dân tệ (tương đương khoảng 3,5 tỷ VNĐ) để cho con gái được đến Harvard.
Có bố mẹ ủng hộ hết mình, cô gái nhỏ bước chân vào ngôi trường không dành cho người nhàn rỗi. Thư viện Harvard thường sẽ sáng đèn từ 4 giờ sáng với chỗ ngồi chật kín hết. Người đến đây không chỉ tài giỏi, thông minh mà còn cần ham học và nghiêm túc. Doãn Thanh Vân cũng không dám lãng phí thời gian, xung quanh cô chẳng thiếu nhân tài nên cô nhất định phải nỗ lực không ngừng nghỉ.
Khi trở về nước, nhờ vào kinh nghiệm tại Harvard, Doãn Thanh Vân đã được nhận vào công ty Ouhua – công ty luật bậc nhất Trung Quốc với mức lương 4,6 tỷ/năm. Lẽ dĩ nhiên, cô đã thắng ván cược 3,5 tỷ ngày trước và có thể trả nợ một cách dễ dàng.
Cô được ngưỡng mộ bởi khả năng hùng biện cuốn hút và thâm sâu. “Đó là phù thuỷ của ngôn ngữ,” nhà văn nổi tiếng Phó Thủ Nhĩ của Trung Quốc nhận xét.