A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Ấn Độ - mô hình kinh tế số hàng đầu thế giới

Kể từ khi phát động năm 2015 đến nay, sáng kiến “Ấn Độ kỹ thuật số” đã có bước chuyển mạnh mẽ, tạo động lực giúp họ làm việc an toàn, nâng cao năng suất và tăng cường tự động hóa hơn. Sự đóng góp cho kinh tế - xã hội của công nghệ kỹ thuật số ở Ấn Độ hiện được coi là mô hình tuyệt vời cho thế giới.

Ấn Độ - mô hình kinh tế số hàng đầu thế giới ảnh 1

Sáng kiến về đẩy mạnh công nghệ kỹ thuật số đã đem lại thay đổi bước ngoặt cho nền kinh tế - xã hội Ấn Độ

Thay đổi ngoạn mục từ sáng kiến năm 2015

Ấn Độ là một trong những nền kinh tế kỹ thuật số phát triển nhanh nhất do chi phí giảm và sự sẵn có ngày càng tăng của cơ sở hạ tầng kỹ thuật số và kết nối tốc độ cao. Một động lực dẫn đến thay đổi văn hóa và công nghệ này là sự thúc đẩy của Thủ tướng Narendra Modi nhằm đặt chuyển đổi kỹ thuật số làm trọng tâm trong chính sách của chính phủ với sáng kiến “Ấn Độ kỹ thuật số” (Digital India) năm 2015.

Ấn Độ đã hướng tới các dịch vụ tài chính kỹ thuật số trong một thời gian khá dài do mức sống người dân ngày càng tăng lên, internet tốt hơn và công nghệ giá cả phải chăng hơn. Chiến dịch “Ấn Độ kỹ thuật số” nhắm mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh hơn và toàn diện hơn bằng cách thúc đẩy chính phủ và các dịch vụ ngân hàng trực tuyến cũng như giới đầu tư vào công nghệ số. Sáng kiến tập trung vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật số như một tiện ích cốt lõi cho công dân, quản trị và dịch vụ theo yêu cầu.

Đại dịch Covid-19 càng đẩy nhanh xu hướng này. Hàng triệu cư dân bị phong tỏa và không thể rời khỏi nhà đã mua hàng thiết yếu và thuốc men qua các ứng dụng trên điện thoại thông minh. Mọi người bắt đầu sử dụng các ứng dụng thanh toán trên điện thoại di động thường xuyên hơn vì thực tế có lúc các máy ATM cũng hết tiền mặt nên thanh toán bằng tiền mặt cũng khó. Vào năm 2021, thanh toán trực tuyến ở Ấn Độ lên gần 1 nghìn tỷ USD, tăng hơn gấp đôi so với năm trước, chiếm 30% tiêu dùng cá nhân của Ấn Độ và làm lu mờ việc sử dụng ATM. Karthik Raghupathy, Trưởng bộ phận chiến lược và quan hệ nhà đầu tư của đơn vị thanh toán PhonePe thuộc hãng Flipkart nói với Wall Street Journal rằng, số người dùng đã đăng ký của PhonePe đã tăng 50% trong thời gian Ấn Độ chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Ngoài ra, Chính phủ Ấn Độ coi hệ thống thanh toán kỹ thuật số là hàng hóa công cộng, vì vậy họ đã tạo ra một nền tảng thanh toán có thể tương tác vào năm 2016. Kể từ đó, số lượng người dùng điện thoại thông minh đã tăng lên 750 triệu người. Trong thập kỷ tới, Ấn Độ sẽ có gần 700 triệu người sinh từ những năm 1980 đến những năm 2000 bước vào những năm tiêu dùng cao điểm, thúc đẩy một làn sóng lớn nhu cầu trong nước. Nhu cầu này sẽ không được thực hiện thông qua các kênh tiêu dùng cũ mà thay vào đó là thông qua nền kinh tế trực tuyến thời đại mới, tiếp cận tất cả các ngõ ngách của xã hội.

Hướng đến nền kinh tế số do AI dẫn dắt

Cũng trong chương trình phát triển “Ấn Độ kỹ thuật số”, một trong những lĩnh vực được ưu tiên phát triển đó là trí tuệ nhân tạo (AI), bởi nó đã trở thành mệnh lệnh chiến lược đối với tăng trưởng kinh tế trên toàn thế giới. Là một quốc gia đang phát triển, Ấn Độ hiện đang trải qua quá trình chuyển đổi để trở thành một nền kinh tế kỹ thuật số do AI dẫn dắt. Ngoài ra, các nhà phân tích đã dự đoán rằng, khả năng của AI có thể giúp bổ sung hơn 500 tỷ USD và 20 triệu việc làm cho nền kinh tế Ấn Độ.

Để giúp đạt được những mục tiêu đầy tham vọng nhưng cần thiết này, việc áp dụng các đổi mới công nghệ AI một cách toàn diện là rất quan trọng để giải quyết các thách thức xã hội của đất nước trong các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, giao thông thông minh và tương lai của công việc. Chiến lược AI của riêng Ấn Độ, được gọi là “Trí tuệ nhân tạo cho tất cả mọi người” xác định AI là một cơ hội và giải pháp cho cả tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội toàn diện. Với những thế mạnh độc đáo về tài năng, công nghệ, dữ liệu sẵn có và tiềm năng áp dụng AI trên quy mô dân số, Ấn Độ có cơ hội to lớn để dẫn đầu các ứng dụng này.

Trong đó, điều quan trọng là kích hoạt và trao quyền cho thanh niên Ấn Độ các kỹ năng và tư duy cần thiết để họ có thể lần lượt phát triển các giải pháp AI bản địa, nói cách khác là xây dựng một thế hệ và lực lượng lao động sẵn sàng cho AI. Đơn cử, năm nay, Niharika Harida và nhóm bạn người Ấn Độ đã giành được giải thưởng lớn trong Hạng mục Người tạo tác động AI (dành cho nhóm tuổi 13-18) tại Liên hoan Tác động toàn cầu của AI do hãng Intel tổ chức. Dự án mang tên Kishan Know của nhóm Niharika Harida là hệ thống dự báo sự bùng phát của vi sinh vật và dịch hại cho nông nghiệp. Kishan Know giải quyết vấn đề lây nhiễm dịch hại, vốn gây thiệt hại khoảng 500 tỷ USD mỗi năm. Nhóm các bạn trẻ này đã nảy ra ý tưởng thu thập hình ảnh vệ tinh từng phần của cánh đồng và cho chúng chạy qua mô hình hồi quy tuyến tính để dự đoán khả năng bị vi khuẩn hoặc dịch hại tấn công. Thiết bị được lắp đặt tại hiện trường sẽ tính toán thêm điều kiện nhiệt độ và lá cây để xác định có mầm hại tấn công. Sau khi xác định chính xác, nông dân được thông báo và một lộ trình hành động được đề xuất qua tin nhắn SMS. Chắc chắn đây sẽ là một sự đổi mới tuyệt vời với người nông dân.

(Theo Hindu Business Line)


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết