A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Trong khi người khác oán thán số phận, người khôn ngoan âm thầm chi tiền vào lĩnh vực này: Lý do để họ ngày càng giàu hơn

Những người thuộc thế hệ giàu có đang ngày càng thay đổi và có tư duy khác biệt.

Trong nhiều năm qua, do sự gia tăng và phổ biến của việc nâng cấp tiêu dùng và các khái niệm bán lẻ mới, tầng lớp trung lưu hay những người giàu mới nổi thường gắn chặt với "chủ nghĩa tiêu dùng". Nhưng đó có phải là cách giải thích hợp lý nhất cho việc họ thích mua những thứ đắt đỏ và tận hưởng những dịch vụ tốt hơn? Câu trả lời là không hẳn.

"Sách trắng về tầng lớp trung lưu mới" do nhà văn tài chính Wu Xiaobo (Trung Quốc) cho thấy, tại quốc gia tỷ dân, trong số 110.000 tầng lớp trung lưu mới được khảo sát, 52,2% đã tăng đáng kể chi tiêu cho việc học và nâng cấp bản thân từ năm 2016 đến năm 2017.

Con số đó vượt trội hơn hẳn so với những người tăng chi tiêu trong các lĩnh vực như du lịch, thể dục, may mặc và giải trí. Ngoài kỹ năng thực hành, nhóm người này cũng sẽ quan tâm đến những khóa học “dị” hơn cho bản thân và thế hệ sau như “khóa học nuôi dưỡng cảm thụ nghệ thuật cho trẻ” hay “trại huấn luyện ngồi thiền” có giá hàng ngàn đô la.

Điều này có nghĩa là trọng tâm của tầng lớp trung lưu mới sẵn sàng chi tiền nhất không phải là hiện tại, mà là tương lai. 

Trong khi người khác oán thán số phận, người khôn ngoan âm thầm chi tiền vào lĩnh vực này: Lý do để họ ngày càng giàu hơn - Ảnh 1.

 

Chi tiền đầu tư vào tương lai thì không có gì phải tiếc

Nếu bạn để ý kỹ, không khó để nhận thấy rằng thực sự có sự gia tăng tương ứng về sự đa dạng của các khóa đào tạo trên thị trường: khóa học trang điểm cấp tốc, khóa học cắm hoa, khóa học nâng cao STEAM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật), khóa học làm bánh thành thạo, khóa học pha cà phê, v.v. 

Ngày càng nhiều người giàu có nhận thức tầm quan trọng của việc phát triển bản thân. Họ cũng bắt đầu tận hưởng việc học hỏi, giúp sở thích không ngừng mở rộng và nâng cấp. Có thể thấy, chuẩn mực lối sống chỉ đơn thuần dựa trên mức thu nhập trước đây đã không còn phù hợp.

Trong khi người khác oán thán số phận, người khôn ngoan âm thầm chi tiền vào lĩnh vực này: Lý do để họ ngày càng giàu hơn - Ảnh 2.

Báo cáo Tài sản Toàn cầu của Credit Suisse ước tính rằng, tầng lớp trung lưu tại Trung Quốc đã bao gồm 385 triệu người con số này sẽ tăng lên 480 triệu vào năm 2022. Tuy nhiên, hầu hết những con số này được tính toán dựa trên mức thu nhập

Cụ thể, "tầng lớp trung lưu mới" nói chung đã được giáo dục đại học; họ chủ yếu tham gia vào các công việc chuyên môn hoặc quản lý ở các thành phố hàng đầu, có thu nhập ròng hàng năm trong khoảng từ 100.000 đến 500.000 RMB (tương đương khoảng 342 triệu - 1,7 tỷ đồng). Trong số những người được khảo sát, 54% thuộc thế hệ này sinh sau năm 1980.

Đầu tư cho trải nghiệm: Cần “chất” chứ không cần “chát”

Tất nhiên, khi đã khá giả về tài chính, theo đuổi phong cách sống vẫn là đặc điểm chính của hầu hết mọi người. 

"Tôi đã chi hơn 10.000 NDT cho một chiếc nồi để học nấu ăn. Đây có được coi là mức tiêu dùng của tầng lớp trung lưu không?" Xiao Su, một bác sĩ sống ở Bắc Kinh cho biết. 

Trong mắt họ, một chiếc túi GUCCI 20.000 NDT chưa chắc đã sang hơn một chiếc ống kính SLR 20.000 NDT, bởi vì giá trị sản phẩm không thể hiện sự đặc biệt hay làm nổi bật niềm vui sống. Hay như vài năm trước, Starbucks còn là biểu tượng thường được dùng để khoe khoang sự giàu có trên mạng xã hội thì giờ đây, việc uống một tách cà phê nội địa như Blue Chai Coffee hay Arabica Coffee ở nước ngoài mới là điều đáng để chụp ảnh.

Theo "Khảo sát chất lượng cuộc sống của tầng lớp trung lưu mới của Trung Quốc" do Uniqlo và "Tuần báo tài chính đầu tiên" khởi xướng, những người này sẵn sàng thử các sản phẩm công nghệ cao mới hơn, không mù quáng theo đuổi các sản phẩm đắt tiền, quan tâm nhiều hơn đến chất lượng, không bị ám ảnh bởi logo mà ủng hộ thái độ của thương hiệu, v.v. 

Họ là nhóm người có xu hướng "tự cải cách" bản thân, bao gồm cả việc tự truyền cảm hứng học tập và trải nghiệm.

Do áp lực cuộc sống như mua nhà, nơi làm việc, nguồn lực y tế, nuôi dạy con cái và chăm sóc cha mẹ, thế hệ này rất thích “kiếm tiền” ngoài công việc thường ngày. Đầu tư tài chính, kinh doanh bán thời gian, mở cửa hàng và tự kinh doanh đã trở thành những "công việc phụ" phổ biến nhất được lựa chọn. Với đặc trưng sở hữu nhiều nghề nghiệp, danh tính đa dạng, nhóm người này còn được nhà báo Merrick Alber của tờ New York Times nhận định không còn hài lòng với lối sống "một công việc cho cả đời", trong cuốn sách  "Double Career".


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết