A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Những trải nghiệm khác lạ của dàn diễn viên "Đi về phía lửa"

Quan điểm của đạo diễn Trần Thanh Huy trong quá trình thực hiện "Đi về phía lửa" là chỉ quay các cảnh thật, không sử dụng “hàng giả”. Điều này đòi hỏi các diễn viên phải có sự tập trung cao độ, lăn xả và nhập vai tới “bầm dập”.

Những trải nghiệm thực tế

"Đi về phía lửa" là bộ phim dài tập thứ 6 được Truyền hình K+ đầu tư sản xuất dưới thương hiệu K+ORIGINAL. Tác phẩm do đạo diễn Trần Thanh Huy thực hiện, lấy chủ đề những người lính cứu hoả, cứu hộ cứu nạn để kể câu chuyện về một trong những nghề nghiệp được coi là nguy hiểm nhất thế giới.

Những trải nghiệm khác lạ của dàn diễn viên

"Đi về phía lửa" sẽ lên sóng dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024

Phim để lại ấn tượng cho khán giả bởi những cảnh thảm họa được dựng lại một cách chân thực, thảm khốc. Những vụ cháy, tai nạn giao thông với diễn biến dồn dập, bối cảnh rộng lớn mang lại sự dồn nén về cảm xúc cho người xem, quá trình cứu hộ cứu nạn như đang được diễn ra trước mắt khán giả, căng thẳng tới nghẹt thở.

Để bám sát quan điểm của đạo diễn Trần Thanh Huy: “Cái gì thật thì mình quay, cái gì giả thì mình bỏ ra”, diễn viên trong phim "Đi về phía lửa" đã lăn xả với vai diễn của mình và trực tiếp thực hiện nhiều cảnh hành động nguy hiểm tới mức nhiều phen bầm dập mình mẩy.

Một cảnh đáng chú ý trong phim là vụ tai nạn xe khách mất thắng lao xuống sông. Ekip làm phim chọn sông Cu Đê ở Đà Nẵng với khung cảnh hùng vĩ của những ngọn núi bao quanh cùng làn nước xanh biếc. Giữa khung cảnh tưởng như yên bình đấy, một vụ tai nạn thảm khốc sắp sửa diễn ra.

Những trải nghiệm khác lạ của dàn diễn viên

Khi đọc kịch bản về vụ tai nạn xe khách dưới sông, diễn viên Trần Ngọc Vàng (thủ vai Minh Long) nghĩ đạo diễn Trần Thanh Huy sẽ quay phim tại bể bơi và dùng thêm hiệu ứng kỹ xảo. Khi bị đưa ra bối cảnh sông, nam diễn viên trẻ bàng hoàng cảm thán: “Anh Huy làm cái gì cũng thật hết, tôi không biết mình đang đóng phim hay đang tham gia trải nghiệm thực tế?!”.

Chiếc xe khách 30 chỗ được dìm xuống lòng sông, dưới sự giám sát và hỗ trợ của các chuyên gia cứu hộ, Trần Ngọc Vàng cùng các diễn viên phải quay cảnh vật lộn dưới nước trong nhiều giờ.

Những trải nghiệm khác lạ của dàn diễn viên

Cảnh này không chỉ được thực hiện một lần mà phải quay đi quay lại nhiều lần, với rất nhiều góc quay khác nhau. Chiếc xe khách liên tục được kéo lên rồi lại dìm xuống nước trong suốt một ngày dài. Trước đó chưa từng đóng phim hành động nên Trần Ngọc Vàng đã không thể lường trước được những khó khăn và cả nguy hiểm của cảnh phim.

Ra set quay, anh tự nhủ cái gì cần phải làm thì cứ làm thôi. Khi quay dưới sông thật, Trần Ngọc Vàng cũng nhập tâm vào cảm xúc của nhân vật khi đứng trước lằn ranh sinh tử, phải đấu tranh tìm sự sống không chỉ cho mình mà còn cho những hành khách khác.

Đẩy cảm xúc lên cao trào

Ngoài cảnh tai nạn xe khách này, nhiều cảnh quay khác trong phim cũng được dựng với hiệu ứng chân thật nhất. Dàn diễn viên trải qua nhiều thử thách như phải mày mò diễn xuất giữa làn khói đặc, tập dượt trước các cảnh cháy nổ hay lăn từ trên núi xuống vực đầy những táng đá sắc nhọn.

Nhiều lần, Lãnh Thanh, Xuân Phúc bơ phờ sau mỗi cảnh quay, không chỉ mệt về thể chất mà còn cả tinh thần, do họ chưa thể thoát vai sau khi trải qua các cảnh quay nguy hiểm dồn dập. Chính tiêu chí làm phim chân thật của đạo diễn Trần Thanh Huy đã giúp các diễn viên tạo ra được cao trào cảm xúc, mang đến cho người xem những thước phim cảm động.

Dàn diễn viên phim được trải nghiệm thực tế sống động

Dàn diễn viên phim được trải nghiệm thực tế sống động

Hồ Thu Anh chia sẻ, đây là lần đầu tiên cô làm việc với đạo diễn Trần Thanh Huy và anh luôn cố gắng tạo dựng những gì diễn ra trên set thật nhất có thể, từ đó khiến diễn viên nảy ra những phản ứng diễn xuất thật nhất với tình huống ấy.

Còn với Trần Ngọc Vàng, "Đi về phía lửa" mang lại cho anh nhiều lần đầu tiên khác lạ. Đây là lần đầu tiên anh được đóng một phim hành động đúng nghĩa, lần đầu tiên được ngồi trong một xe cứu hỏa để đi chữa cháy thật.

Những trải nghiệm khác lạ của dàn diễn viên

 

"Đi về phía lửa" được Truyền hình K+ chăm chút kỹ lưỡng không chỉ bởi ê-kip sản xuất mà còn nhận sự cố vấn nhiệt tình từ chính quyền địa phương thành phố Đà Nẵng - nơi được chọn làm bối cảnh của bộ phim. Đây cũng là một tác phẩm tâm huyết từ Truyền hình K+ nhằm tri ân sự hy sinh to lớn của những cán bộ, chiến sĩ, những người lính cứu hỏa, cứu hộ, cứu nạn trên khắp cả nước, những người đã không quản ngại gian khổ, vất vả, sẵn sàng đánh cược mạng sống của mình để cứu hộ cho người dân.

Sau sự thành công của các bộ phim truyền hình với chất lượng tiệm cận điện ảnh, phải kể đến "Mẹ ác ma cha thiên sứ", "Trại Hoa Đỏ", "Bếp trưởng tới!", "Nhà mình lạ lắm!", hay gần đây nhất là series kinh dị cổ trang "Tết ở làng Địa Ngục", "Đi về phía lửa" dưới thương hiệu K+ORIGINAL của Truyền hình K+ hứa hẹn sẽ mang đến màu sắc mới cho khán giả khi ra mắt trong dịp Tết Nguyên đán này.


Tác giả: Ngọc Hân
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết