A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Trái phiếu Mcredit “hút” nhà đầu tư chuyên nghiệp

Trái phiếu của các doanh nghiệp có dòng tiền đều đặn, có năng lực kinh doanh xuất sắc, thuộc những ngành có tiềm năng hồi phục tốt sau dịch Covid-19 là mục tiêu tìm kiếm của nhiều nhà đầu tư tổ chức chuyên nghiệp.

Cầu mạnh trên thị trường trái phiếu chất lượng cao

Mcredit cho biết, có rất nhiều nhà đầu tư quan tâm đã chủ động liên lạc và đề xuất các đợt phát hành riêng lẻ. Tính đến thời điểm 31-3-2022, số dư giấy tờ có giá do Mcredit phát hành là 2.750 tỷ đồng có kỳ hạn trên 1 năm. Các nhà đầu tư vào Mcredit đều là các định chế tài chính chuyên nghiệp, đánh giá cao tiềm năng phát triển của Mcredit và hứa hẹn sẽ theo dõi, đón nhận các đợt phát hành tiếp theo của Mcredit. Khoản tiền huy động từ trái phiếu giúp Mcredit tiếp tục mở rộng quy mô kinh doanh, cải thiện hiệu quả hoạt động.

Tính đến 31-3-2022, tổng tài sản của Mcredit đạt gần 20,5 nghìn tỷ đồng. Trong đó dư nợ hơn 18,3 nghìn tỷ đồng (chiếm khoảng 89% tổng tài sản), tăng thêm 76,93% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận trước thuế đạt xấp xỉ 260 tỷ đồng, tăng 85,96% so với cùng kỳ năm 2021. Với thị phần hơn 9,4%, hiện Mcredit đang áp sát vị trí số 2 đang thuộc về Homecredit hiện nay. Hiệu quả hoạt động của công ty thể hiện rõ qua hai chỉ số ROE và ROA có sự cải thiện rõ rệt.

Cụ thể, tính đến cuối quý I năm 2022, ROA của công ty đạt 4,4%, cao hơn so với mặt bằng các công ty tài chính tiêu dùng khác; trong khi ROE đạt 41,5%, bỏ lại khoảng khá xa so với ROE trung bình Top 5 công ty đầu ngành khác (35,48%). Tổng thu nhập hoạt động của công ty trong 3 tháng đầu năm 2022 là 1.354 tỷ đồng, tăng thêm 70,36% so với cùng kỳ năm ngoái. Mcredit vẫn ghi nhận biên lợi nhuận ròng quý I-2022 là 15,4%, cao hơn +1,3% so với cùng kỳ năm trước (14,1%). Chất lượng tài sản ổn định trước, trong và sau đại dịch là 1 điểm nhấn của Mcredit khi chỉ số nợ xấu (NPL) luôn được duy trì ở mức 6,5%.

Chuyển đổi số là chìa khóa của thành công

Triển khai mạnh mẽ chuyển đổi số là nguyên nhân lý giải bước nhảy vọt về lượng và chất ở Mcredit. Những chuyển động này được các trái chủ của Mccredit đánh giá cao và sẵn sàng giải ngân đầu tư vào công ty. Hiện Mcredit tập trung đẩy mạnh quá trình số hóa, tăng tỷ lệ tự động hóa cao hơn nữa trong quy trình xét duyệt, giải ngân, tăng tính chính xác, minh bạch và tiết giảm chi phí vận hành. Hiệu ứng của quá trình chuyển đổi số này dự kiến sẽ thúc đẩy mạnh mẽ quá trình tiếp cận khách hàng và hỗ trợ mở rộng thêm quy mô tăng trưởng của doanh nghiệp.

Mcredit đẩy mạnh quá trình số hóa thông qua các sản phẩm công nghệ cao như ứng dụng Mcredit-Tài chính thông minh. Nguồn: Mcredit

Mục tiêu của Mcredit sẽ trở thành Top 1 về hiệu quả và Top 2 về quy mô trong 5 năm hoạt động tới. Công ty đang không ngừng sáng tạo, khai phá các cơ hội để hiện thực hóa ước mơ của mình.

Mcredit chính thức gia nhập Hiệp hội thị trường trái phiếu Việt Nam VBMA

Ngày 16-5 vừa qua Mcredit đã trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội thị trường trái phiếu Việt Nam. Ông Lê Quốc Ninh, Tổng giám đốc Mcredit chia sẻ: “Công ty sẽ tích cực tham gia các hoạt động của hiệp hội VBMA và cùng các thành viên khác xây dựng được thị trường trái phiếu Việt Nam chuyên nghiệp, thanh khoản và năng động hơn nữa”.

Mcredit chính thức trở thành thành viên Hiệp hội thị trường trái phiếu Việt Nam (Nguồn: Mcredit).

"Gia nhập VBMA, Mcredit sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận với các thành viên gạo cội khác, tiếp cận được với các chính sách điều hành thị trường sớm, nắm bắt được xu hướng chuyển động của các dòng vốn, nâng cao kiến thức ngành, góp phần phát triển các sản phẩm dịch vụ của Mcredit được tốt hơn nữa, tiệm cận hơn với các tiêu chuẩn khắt khe hàng đầu. Mcredit cũng sẵn sàng tham gia, hợp tác với các thành viên khác của VBMA để xây dựng và phát triển một thị trường bền vững. Mcredit tự hào khi là một thành viên VBMA”, ông Lê Quốc Ninh cho biết.

THANH HUYỀN


Tags: Mcredit
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết