A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Top 10 lỗi phổ biến 85% doanh nghiệp SME mắc phải (Kỳ 1)

Sau 2 lần mở công ty riêng không mấy thành công, tôi nhận ra rằng: Viết một bản kế hoạch kinh doanh kể cả là rất đơn giản như viết xuống tờ A4 là thực sự cần thiết và quan trọn

Top 10: Không làm marketing trước khi chạy một quy trình bán hàng

Đa phần các chủ doanh nghiệp Việt khi mới thành lập luôn tập trung vào việc tìm kiếm sales (doanh thu). Và lẽ đương nhiên, khi bất cứ ai, kể cả bạn đang đọc bài viết này suy nghĩ đó là "bình thường" bởi vì ai mở công ty riêng mà lại không quan tâm đến doanh thu nhỉ? Nhưng thực chất, sau chu kỳ kinh doanh 3 năm, đa phần các boss đều nhận ra rằng: càng tập trung bán hàng thì lại không bán được. Sau đó, các doanh nhân lại chạy đi tìm kiếm thầy này thầy kia rồi sốt sắng đổ tiền vào chạy các chiến dịch quảng cáo ngắn hạn. Có lúc thì ra "số", nhưng nhiều khi lại tốn tiền tỷ nhưng kết quả nhận lại không mấy khả quan.

Top 9: Không có một bản kế hoạch kinh doanh cụ thể

Nhiều chủ doanh nghiệp trong chúng ta, kể cả tôi trước đây, không tốt nghiệp hay thậm dự bất cứ một khoá học nào của trường đại học kinh doanh danh tiếng Harvard. Thế nên, khi tôi mở công ty môi giới bất động sản đầu tiên tại Nam Sài Gòn vào đầu năm 2008, tôi cũng chả biết viết một bản kế hoạch kinh doanh trên tờ A4 trông nó như thế nào. Nhưng sau 2 lần mở công ty riêng không mấy thành công, tôi nhận ra rằng: Viết một bản kế hoạch kinh doanh kể cả là rất đơn giản như viết xuống tờ A4 là thực sự cần thiết và quan trọng. Các doanh chủ có tin điều này không?

Top 8: Không có một quy trình quản lý quản trị điều hành bài bản

Đa phần các công ty siêu nhỏ không mấy ai quan tâm đến quy trình này nọ. Vì sao? Vì chúng ta suy nghĩ đơn giản rằng: "ôi, mình có phải là công ty Top 500 Fortune đâu mà quy với cả trình. Thế là, khi công ty "không may" gặp thời gặp vận gì gì đó, công ty siêu nhỏ ngày nào bỗng chốc trở thành công ty vừa, rồi thì doanh nghiệp lớn. Lúc ấy, thì HĐQT mới lo đi tìm các công ty tư vấn, tái cấu trúc doanh nghiệp để nhờ các chuyên gia cố vấn. Trong suốt hơn 8 năm làm nghề tư vấn doanh nghiệp, cố vấn chiến lược kinh doanh và hơn 18 năm đào tạo nội bộ, tư vấn chiến lược nội bộ cho các công ty trong và ngoài nước – những tập đoàn đa quốc gia hoạt động trên hàng trăm quốc gia và vùng lãnh thổ… tôi mới nhận ra rất nhiều bài học sâu sắc về việc làm sao để xây dựng một quy trình quản lý, quản trị, điều hành kinh doanh bài bản ngay từ khi công ty mới thành lập. Nếu không, doanh nghiệp sẽ khó tránh khỏi việc làm việc theo cảm tính và loay hoay khi công ty chuyển mình.

Top 10 lỗi phổ biến 85% doanh nghiệp SME mắc phải (Kỳ 1) - Ảnh 1.

Ông Thân Đức Hoà, diễn giả khách mời trong buổi diễn thuyết về quản lý tài chính doanh nghiệp & dòng tiền cho nhân sự cấp trung Viet Thai International - một trong những chuỗi sự kiện do ngân hàng Standard Chartered phụ trách

Top 7: Không bảo hộ thương hiệu & xây dựng phát triển thương hiệu

Rất nhiều, tôi nói là rất nhiều, ít và rất ít các công ty vừa và nhỏ tại Việt Nam quan tâm đến việc đăng ký bảo hộ thương hiệu, xây dựng thương hiệu và phát triển thương hiệu. Không muốn nói đến câu "thương hiệu là tiền, là tài sản vô hình" rất có giá khi doanh nghiệp là doanh nghiệp triệu đô, chục triệu đô hay hàng trăm triệu đô… Hãy thử tra cứu trị giá thương hiệu của những cái tên đình đám như: Apple, Google, Coca-cola… bạn sẽ hiểu ngụ ý tôi muốn nói đến trong phần này.

Hết kỳ 1 (còn nữa)


Tác giả: Ánh Dương
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết