A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Nợ hơn 64.000 tỷ đồng, các chủ nợ của Novaland là ai?

Báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2022 của CTCP Tập đoàn địa ốc No va (Novaland, mã: NVL), tại ngày 31/12/2022, nợ phải trả đạt 212.435 tỷ đồng, tăng 32% so với đầu năm.

 

Nợ hơn 64.000 tỷ đồng, các chủ nợ của Novaland là ai? - Ảnh 1.

Trong năm 2022, Novaland đi vay tổng cộng 64.576 tỷ đồng, tăng khoảng 4.000 tỷ đồng so với hồi đầu năm, trong đó vay nợ ngắn hạn tăng 6.400 tỷ đồng (lên 25.500 tỷ đồng) và vay nợ dài hạn giảm khoảng 2.400 tỷ đồng (xuống 39.060 tỷ đồng).

Trong tổng nợ của Novaland, nợ ngân hàng 11.019 tỷ đồng, nợ phát hành trái phiếu 44.169 tỷ đồng và vay bên thứ ba là 10.079 tỷ đồng.  Đối với các khoản vay ngân hàng , Novaland còn dư nợ gần 3.400 tỷ đồng vay ngắn hạn và hơn 7.600 tỷ đồng vay dài hạn.

Nợ hơn 64.000 tỷ đồng, các chủ nợ của Novaland là ai? - Ảnh 2.

Nguồn: BCTC quý 4/2022

Cụ thể, Ngân hàng TMCP Quân đội (mã: MBB) cho NVL vay 3.100 tỷ đồng nợ dài hạn và 150 tỷ đồng nợ ngắn hạn. Ngân hàng Công Thương Việt Nam (Vietinbank, mã: CTG) có dư nợ dài hạn 1.956 tỷ đồng và dư nợ ngắn hạn 212 tỷ đồng. Ngân hàng TMCP Hàng Hải (MSB) có dư nợ dài hạn 1.050 tỷ đồng và dư nợ ngắn hạn 500 tỷ đồng. Ngân hàng TNHH Một thành viên HSBC (Việt Nam) có dư nợ vay dài hạn hơn 337 tỷ đồng. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, mã: VPB) còn dư nợ vay ngắn hạn hơn 205 tỷ đồng. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt nam (Vietcombank, mã: VCB) có dư nợ ngắn hạn 157 tỷ đồng…

Ngoài ra còn khoản vay Credit Suisse AG chi nhánh Singapore hơn 1.900 tỷ đồng ngắn hạn; Vietnam Joint Stock Commercia hơn 474 tỷ đồng dài hạn; Maybank International Labuan Brach hơn 474 tỷ đồng, Deutsche lnvestitions-und Entwicklungsgesellschaft mbH hơn 304 tỷ đồng, The Hongkong and Sanghai Bankong gần 190 tỷ đồng ngắn hạn…

Mới đây, trong Báo cáo phân tích của CTCK Bản Việt (VCSC) sau buổi gặp gỡ nhà đầu tư của Novaland diễn ra vào ngày 10/2 thông tin: “Novaland đang làm việc với các đơn vị tư vấn tài chính để tiến hành kế hoạch tái cơ cấu toàn diện bao gồm (1) đàm phán với chủ nợ và trái chủ để cơ cấu lại lịch trả nợ, (2) tập trung phát triển các dự án trọng điểm và (3) cân nhắc khả năng bán bớt tài sản”.

Theo phần thuyết minh trong báo cáo quý 4 của NVL, tháng 9/2022, Novaland đã hoàn thành việc chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp tại hạ tầng Sài Gòn, Khánh An và Carava Resort, tổng giá trị chuyển nhượng hơn 4.500 tỷ đồng, thu lãi hơn 700 tỷ đồng chênh lệch giữa giá chuyển nhượng và giá trị ghi sổ.

Nợ hơn 64.000 tỷ đồng, các chủ nợ của Novaland là ai? - Ảnh 3.

VCSC cũng nhận xét, tính đến cuối năm 2022, tổng nợ vay của Novaland là 64.576 tỷ đồng – giảm 10% so với thời điểm cuối quý 3 nhưng tăng 7% so với cùng kỳ. Và gần 40% số nợ đó sẽ đáo hạn trong 12 tháng tới với phần lớn là trái phiếu. Nợ vay ròng/vốn chủ sở hữu của Novaland vào cuối năm 2022 đã tăng lên 123,9% so với 111,0% tại cuối quý 3/2022 và 103,1% tại cuối năm 2021 do giải ngân tiền mặt cho chủ nợ.


Tác giả: Theo Phương Hoàng
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết