A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Không được ép buộc người lao động đi làm thêm trong dịp nghỉ lễ

Sáng 23/4, tại Đông Anh, Hà Nội, báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và pháp luật lao động”.

Giải đáp thắc mắc, băn khoăn của người lao động

Đây là hoạt động truyền thông chính sách thường niên của Báo Lao động Thủ đô. Sự kiện là một trong những hoạt động thiết thực chào mừng Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024; hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam. Đồng thời, nhằm giúp cán bộ, đoàn viên Công đoàn và người lao động hiểu rõ hơn về ATVSLĐ và pháp luật lao động.

Đại diện lãnh đạo thành phố tham dự chương trình

Đại diện lãnh đạo thành phố tham dự chương trình

Buổi Đối thoại có các chuyên gia: Bà Hồ Thị Kim Ngân, Phó Trưởng ban Quan hệ lao động (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam); Luật sư Đặng Văn Thành - Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội; ông Nguyễn Nam Long - Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) huyện Đông Anh…

Dự buổi Đối thoại - Giao lưu trực Tuyến có các đại biểu: Ông Phạm Thanh Học, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội; ông Nguyễn Chính Hữu, Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội; ông Kiều Thanh Hùng - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo thành phố Hà Nội; ông Nguyễn Đình Hoa - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội; bà Lê Thị Bích Ngọc - Tổng Biên tập Báo Lao động Thủ đô… Cùng hơn 200 cán bộ Công đoàn, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội.

Hơn hơn 200 cán bộ Công đoàn, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động

Hơn 200 cán bộ Công đoàn, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động tham dự sự kiện

Phát biểu khai mạc buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến - truyền thông chính sách, đồng chí Đinh Tuấn Anh - Phó Tổng biên tập Báo Lao động Thủ đô cho biết, trong những năm gần đây, hệ thống thể chế, cơ chế, chính sách về lao động của nước ta tiếp tục được hoàn thiện; các tiêu chuẩn về lao động cơ bản được bảo đảm, nhất là về vệ sinh, an toàn. Tuy nhiên, chúng ta đang sống và làm việc trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, quá trình chuyển đổi số, tự động hóa ngày càng sâu rộng... làm gia tăng sức ép về lao động, tác động trực tiếp đến người lao động, công nhân.

Đại biểu tặng hoa cho các chuyên gia

Đại biểu tặng hoa cho các chuyên gia

Trong khi đó, điều kiện làm việc ở nhiều cơ sở còn hạn chế, tình trạng nhà xưởng chật hẹp, máy móc, thiết bị, công nghệ lạc hậu, dễ xảy ra tai nạn lao động; môi trường làm việc độc hại, bị ô nhiễm bởi tiếng ồn, ánh sáng, hóa chất… ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và điều kiện lao động của công nhân; tình hình tai nạn lao động vẫn xảy ra…

Ông Đinh Tuấn Anh - Phó Tổng Biên tập Báo Lao động Thủ đô phát biểu

Ông Đinh Tuấn Anh - Phó Tổng Biên tập Báo Lao động Thủ đô phát biểu

Chính vì thế, buổi Giao lưu, đối thoại được tổ chức với chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động và Pháp luật lao động”, tập trung vào các chế độ, chính sách về lao động, đặc biệt là các quy định liên quan đến quyền lợi của người lao động, về an toàn, vệ sinh lao động.

Người lao động có thể từ chối đi làm thêm dịp nghỉ lễ 30/4 này không?

Đó là một trong những câu hỏi tại buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và pháp luật lao động”.

Về vấn đề này, Luật sư Đặng Văn Thành - Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội cho rằng, theo quy định tại Điều 107, Bộ Luật Lao động 2019, khi làm thêm phải được sự đồng ý của người lao động. Tuy nhiên cũng có trường hợp ngoại từ như việc làm thêm liên quan đến an ninh quốc phòng, phòng chống thiên tai gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của nhiều người thì công nhân buộc phải đi làm theo điều động của người sử dụng lao động. Ngoài 2 trường hợp này, người sử dụng lao động không được ép buộc công nhân đi làm trong dịp lễ, nếu muốn, phải thoả thuận.

Người lao động đặt câu hỏi lại chương trình

Người lao động đặt câu hỏi lại chương trình

Về chế độ làm thêm giờ trong dịp nghỉ lễ của Bộ luật Lao động 2019, Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng yêu cầu phải được sự đồng ý của người lao động.

Cách tính tiền lương làm thêm giờ, theo Điều 98 Bộ luật Lao động 2019, người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau: Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 1 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 1 ngày; không quá 40 giờ trong 1 tháng; Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 1 năm. Đối với lao động làm việc trong thị trường đặc biệt (may mặc, giày da…) thì không quá 300 giờ trong 1 năm.

Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%; Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%; Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày (tổng côgnj vào có thể lên đến 400% lương)

Tại chương trình, rất nhiều công đoàn viên, người lao động đã đặt câu hỏi về những thắc mắc, băn khoăn của bản thân như: khi xảy ra sự cố về an toàn vệ sinh lao động, công ty sẽ có biện pháp xử lý và hỗ trợ người lao động như thế nào và quy trình thông báo sự cố đến bộ phận quản lý an toàn lao động diễn ra như thế nào?; người lao động ở những ngành nghề nào thì được hưởng phụ cấp độc hại?; thẻ BHYT không ghi hạn thẻ đến ngày bao nhiêu mà chỉ ghi ngày bắt đầu, người lao động muốn biết hết hạn thẻ thì tra ở đâu?...

Các chuyên gia (từ trái qua phải): ông Nguyễn Nam Long - Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) huyện Đông Anh; bà Tô Thị Kim Định - Phó Giám đốc BHXH huyện Đông Anh; bà Hồ Thị Kim Ngân - Phó trưởng Ban Quan hệ lao động (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam); Luật sư Đặng Văn Thành - Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.

Các chuyên gia trả lời những câu hỏi của công đoàn viên, người lao động

Tại chương trình, bà Hồ Thị Kim Ngân, Phó Trưởng ban Quan hệ lao động (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) cho biết, theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động, người sử dụng lao động phải xây dựng, ban hành kế hoạch về xử lý sự cố và ứng phó với tình huống nguy hiểm khẩn cấp xảy ra tại nơi làm việc, trong đó đã xác định rõ quy trình,trách nhiệm xử lý sự cố tai nạn lao động. Đối với người sử dụng lao động, khi có sự cố xảy ra thì trách nheiemj của người lao động là phải ra lệnh ngừng ngay hoạt động của máy thiết bị vật tư có nguy cơ tai nạn lao động, không được bắt buộc buộc người lao động phải tiếp tục làm làm việc tại nơi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, biện pháp khắc phục xả lý đã được quy định tại kế hoạch xử lý

Nếu sự cố tai nạn lao động xảy ra trong phạm vi đơn vị, doanh nghiệp thì người sử dụng lao động có trách nhiệm phải huy động nhân lực ứng phó kịp thời; nếu sư cố gây mất an toàn tại đơn vị, doanh nghiệp phạm vi ảnh hưởng tới địa phương thì chính quyền địa phương và lãnh đạo doanh nghiệp có trách nhiệm phối hợp xử lý và nếu vượt quá tầm xử lý của địa phương và doanh nghiệp thì phải báo cáo lên cấp trên để có chỉ đạo xử lý, ứng phó kịp thời.

Nhiều người lao động đã đặt câu hỏi tại chương trình

Nhiều người lao động đã đặt câu hỏi tại chương trình

Cũng theo chuyên gia Hồ Thị Kim Ngân, hiện nay, theo Thông tư 11 đã có 1.883 nghề thuộc danh mục nặng nhọc độc hại và nguy hiểm (thuộc loại 4, loại 5, loại 6). Có Thông tư 19 bổ sung thêm ngành nghề thuộc ngành xây lắp, ngành y tế.

Việc xác định người lao động có thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hay không thì chúng ta căn cứ vào Danh mục nghề công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm mới nhất được quy định tại Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH.

Theo quy định về tiền lương, người làm việc trong lĩnh vực nặng nhọc độc hại thì phụ cấp được tăng thêm 5% so với những người làm việc trong điều kiện bình thường.

Nếu người lao động làm những công việc thuộc Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ LĐ-TB&XH ban hành (tại Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH có hiệu lực ngày 01/3/2021) thì mức phụ cấp độc hại, nguy hiểm sẽ tùy theo sự thỏa thuận giữa người lao động và cơ quan, doanh nghiệp sử dụng lao động khi giao kết hợp đồng lao động.

Link bài gốc Copy link
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết