A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Đảm bảo công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng tài sản công

Đảm bảo công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng tài sản công

 

Công tác quản lý quản lý, sử dụng tài sản công năm 2024 đã được các cấp, các ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm triển khai thực hiện và có những chuyển biến tích cực.

Công tác quản lý quản lý, sử dụng tài sản công năm 2024 đã được các cấp, các ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm triển khai thực hiện và có những chuyển biến tích cực.

“Cầm tay chỉ việc” trong tổng kiểm kê tài sản công

Công tác tổng kiểm kê đối với tài sản công là nhiệm vụ chính trị lớn của cả nước trong năm 2024 và năm 2025. Do đó, căn cứ Đề án Tổng kiểm kê được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Tài chính và các bộ, ngành, địa phương đã tổ chức triển khai thực hiện công tác này.

Đến ngày 15/12/2024, thực hiện nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao, Bộ Tài chính đã ban hành Kế hoạch triển khai Tổng kiểm kê tài sản công (tại Quyết định số 798/QĐ-BTC ngày 5/4/2024 ban hành Kế hoạch triển khai Quyết định số 213/QĐ-TTg ngày 01/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ).

Rà soát pháp luật, khảo sát thực tế, xây dựng biểu mẫu, chỉ tiêu kiểm kê, tiến hành kiểm kê thử nghiệm tại 2 Bộ (Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải) và 6 địa phương (gồm: TP. Hà Nội, TP. Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, TP Hải Phòng, Bắc Kạn, Quảng Ninh).

Bộ Tài chính phối hợp xây dựng Phần mềm Tổng kiểm kê tài sản công để phục vụ việc kiểm kê, báo cáo kiểm kê và tổng hợp số liệu kiểm kê; ban hành biểu mẫu, chỉ tiêu kiểm kê, cách thức tổng hợp kết quả Tổng kiểm kê và các nội dung cần thiết khác phục vụ công tác kiểm kê.

Đồng thời, tổ chức tập huấn, hướng dẫn kiểm kê cho các bộ, cơ quan trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; hướng dẫn việc tăng cường hạch toán, quản lý tài sản phục vụ công tác kiểm kê; thiết lập chuyên trang về Tổng kiểm kê tài sản công trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ Tài chính, Thời báo Tài chính Việt Nam; xây dựng các video hướng dẫn từng bước thao tác, nghiệp vụ kiểm kê theo hướng “cầm tay chỉ việc”.

Bộ Tài chính cũng công bố danh sách lãnh đạo và công chức của Bộ hỗ trợ thường xuyên, liên tục cho từng bộ, ngành, đơn vị; cử cán bộ trực tiếp tập huấn nghiệp vụ cho 36 bộ, cơ quan trung ương, 57 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với trên 200 lớp...

Đẩy nhanh kê khai, lập phương án xử lý đối với nhà, đất

Bên cạnh quyết liệt triển khai tổng kiểm kê tài sản công, Bộ Tài chính đã đã đôn đốc các bộ, ngành, địa phương đẩy nhanh việc báo cáo kê khai, lập phương án xử lý đối với nhà, đất phải sắp xếp lại của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

Đồng thời, tổ chức thực hiện xử lý theo phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt và quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện phương án sắp xếp lại, xử lý trụ sở, tài sản công của các cơ quan, tổ chức tại các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã theo quy định, đảm bảo công khai, minh bạch, tránh thất thoát, lãng phí.

Trong phạm vi thẩm quyền được giao, đến hết ngày 26/12/2024, Bộ Tài chính đã phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý đối với 770 cơ sở nhà, đất của khối Bộ, cơ quan trung ương.

Trên cơ sở tổng hợp báo cáo của các bộ, ngành, địa phương, Bộ Tài chính đã có Công văn báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện báo cáo của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và số liệu các trụ sở, cơ sở hoạt động sự nghiệp và tài sản công khác không sử dụng, sử dụng kém hiệu quả, sử dụng không đúng mục đích và đề xuất phương án xử lý.

Song song với đó, trong quản lý tài chính đối với đất đai, Bộ Tài chính đã hướng dẫn xử lý những vấn đề vướng mắc, phát sinh liên quan đến chính sách tài chính đất đai như: Xác định đơn giá thuê đất; thực hiện thu hồi, hoàn trả ngân sách nhà nước số tiền thuê đất đã được miễn, giảm đối với trường hợp không đáp ứng các điều kiện để được miễn, giảm tiền thuê đất của các dự án đầu tư trong khu kinh tế...

Nhìn chung, theo Bộ Tài chính, công tác quản lý quản lý, sử dụng tài sản công năm 2024 đã được các cấp, các ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm triển khai thực hiện và có những chuyển biến tích cực, góp phần thực hiện mục tiêu phòng, chống tham nhũng, lãng phí, nâng cao hiệu quả trong quản lý, sử dụng tài sản công.

Hệ thống chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công tiếp tục được hoàn thiện. Pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công đã xác lập rõ đối tượng được giao quản lý, sử dụng đối với mỗi loại tài sản công gắn với quyền và nghĩa vụ của tập thể và cá nhân, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong quản lý, sử dụng tài sản công…

Ngoài ra, Bộ Tài chính cho rằng, quy định về phân cấp quản lý tài sản công được thực hiện xuyên suốt từ khi có Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước đến nay theo nguyên tắc tài sản do cấp nào quản lý thì cấp đó quyết định việc đầu tư, mua sắm, sử dụng, khai thác, xử lý tài sản.


Tác giả: Hà Phương
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết