A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Thâm Quyến ngậm đắng nuốt cay đếm lỗ 770 triệu USD khi đầu tư vào ‘chúa chổm’ Evergrande

Các nhà đầu tư nắm giữ cổ phần năm 2017 đang tính toán chi phí hỗ trợ cho nhà phát triển bất động sản gặp khó khăn.

Các nhà đầu tư từng rót khoảng 20 tỷ USD vào công ty "con cưng" của tập đoàn Evergrande cách đây 5 năm hiện đang bắt đầu đếm lỗ trong bối cảnh công ty rơi vào tình trạng vỡ nợ và tái cơ cấu.

Shenzhen Investment, bộ phận đầu tư của chính quyền thành phố phía nam Trung Quốc, cho biết rằng công ty có nguy cơ rơi vào tình trạng nợ nần trong năm ngoái. Shenzhen Investment ghi nhận khoản lỗ theo giá trị hợp lý khoảng 770 triệu USD trên cổ phần của Hengda Real Estate, chi nhánh hoạt động của Evergrande. Nguyên nhân chủ yếu là do giá cổ phiếu của tập đoàn Evergrande sụt giảm mạnh.

Cổ phiếu của Evergrande giảm 89,3% trong năm 2021, nhưng đã tăng 1,9% từ đầu năm đến nay, chốt phiên giao dịch ngày 17/1 ở mức 1,62 đô la Hồng Kông (HKD).

Trong 6 tháng đầu năm 2021, Shenzhen Investment đã ghi nhận lợi nhuận ròng 1,39 tỷ HKD. Ban đầu, công ty này đóng góp 5,5 tỷ nhân dân tệ (866 triệu USD) với tư cách là một phần trong nhóm 25 nhà đầu tư đã đầu tư tổng số tiền 130 tỷ nhân dân tệ vào Hengda sau ba vòng gọi vốn năm 2017.

Từ năm 2018 đến năm 2020, công ty thành phố thu về tổng cộng 1,95 tỷ nhân dân tệ cổ tức hàng năm từ cổ phần của Hengda. Evergrande khi đó cam kết trả ít nhất 60% lợi nhuận cho các nhà đầu tư, mặc dù đôi lúc không đạt được mục tiêu thu nhập.

Năm ngoái, Hengda không chia cổ tức hàng năm như đã hứa cho năm 2020. Cuối năm 2020, Evergrande đã đạt được thỏa thuận với các nhà đầu tư của Hengda. Theo đó, họ từ bỏ quyền yêu cầu Evergrande trả đầy đủ cổ tức do công ty không thể thực hiện kế hoạch niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Thâm Quyến. Điều khoản của các thỏa thuận vẫn chưa được tiết lộ.

Tháng trước, chính quyền tỉnh Quảng Đông đã đảm nhận giám sát Evergrande, với một ủy ban quản lý rủi ro mới do các quan chức địa phương và giám đốc điều hành của các công ty công phụ trách.

Cũng trong khoảng thời gian đó, Fitch Ratings và S&P Global Ratings đã tuyên bố Evergrande vỡ nợ, sau khi công ty không thể đáp ứng các khoản thanh toán phiếu trái phiếu bị lỡ hạn. Fitch cũng tuyên bố Hengda đã vỡ nợ. Mặc dù vậy, Hengda đã có thể tránh được nguy cơ vỡ nợ khi xin hoãn trả lãi và mua lại trái phiếu tháng 1/2023 trị giá 4,5 tỷ nhân dân tệ vào tuần trước.

Một số nhà đầu tư khác có kết quả khả quan hơn Shenzhen Investment khi được công ty chi trả 100 tỷ nhân dân tệ cổ tức. Ví dụ, Shenzhen Jianyi Decoration Group trong tháng 4/2020 cho biết, công ty đã bán toàn bộ 200 triệu tiền lãi theo mệnh giá tại Hengda cho một công ty trụ ở tại Thâm Quyến.

Shandong Hi-Speed Group, công ty vận hành đường sắt và đường cao tốc thuộc sở hữu nhà nước, tháng trước đã tiết lộ trong một bản cáo bạch trái phiếu rằng họ đã đạt được thỏa thuận bán bớt khoản lãi 20 tỷ nhân dân tệ tại Hengda cho một công ty thuộc sở hữu của chính quyền Thâm Quyến.

Hầu hết các nhà đầu tư khác của Hengda năm 2017, chẳng hạn như nhà bán lẻ Suning Group và công ty thiết kế Grandland Holdings, đã chuyển tiền của họ thông qua các phương tiện cá nhân.

Ở cấp độ của công ty mẹ, nhà đầu tư "đau khổ" nhất của Evergrande có lẽ là nhà phát triển Hong Kong Chinese Estates Holdings. Công ty này trước đây là cổ đông lớn thứ hai của Evergrande. Ngày 7/1, tập đoàn dự kiến ghi nhận khoản lỗ 7,87 tỷ HKD đối với cổ phiếu Evergrande đã bán và khoản lỗ theo giá trị hợp lý là 3,05 tỷ HKD đối với số cổ phần còn lại.

Công ty China Estates cũng đã đầu tư vào trái phiếu Evergrande. Họ dự kiến ghi nhận khoản lỗ ước tính 1,5 tỷ HKD từ việc bán các chứng khoán không xác định khác, cùng với khoản lỗ theo giá trị hợp lý là 950 triệu HKD.

https://cafef.vn/tham-quyen-ngam-dang-nuot-cay-dem-lo-770-trieu-usd-khi-dau-tu-vao-chua-chom-evergrande-20220118160908882.chn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết