A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Không ai chịu đến Trung Quốc: Cơn đau đầu mới của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới

Số du khách giảm, nguồn vốn FDI đi xuống đang ảnh hưởng đến nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

 

Không ai chịu đến Trung Quốc: Cơn đau đầu mới của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới - Ảnh 1.

Tờ Wall Street Journal (WSJ) cho hay đã nửa năm trôi qua kể từ khi Trung Quốc chính thức dỡ bỏ lệnh giãn cách và mở cửa trở lại biên giới, nhưng số chuyến bay quốc tế đến nước này vẫn rất ít trong bối cảnh căng thẳng thương mại với Phương Tây tăng cao.

Số liệu 6 tháng đầu năm cho thấy những khu vực từng có nhiều người nước ngoài tại Trung Quốc như Bắc Kinh hay Thượng Hải hiện có số du khách quốc tế chưa bằng 1/4 so với thời điểm trước đại dịch năm 2019.

Tính trên toàn quốc trong quý I/2023, Trung Quốc đại lục chỉ đón 52.000 lượt khách quốc tế từ những hãng du lịch, kém hơn rất nhiều so với 3,7 triệu du khách của quý I/2019.

Không ai chịu đến Trung Quốc: Cơn đau đầu mới của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới - Ảnh 2.

Sân bay Thượng Hải vắng bóng du khách Phương Tây

“Số du khách từ Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đến đây đã giảm mạnh”, giám đốc Xiao Qianhui của Liên đoàn du lịch Trung Quốc phát biểu trong tháng 5/2023.

Theo WSJ, việc ngày càng ít du khách và doanh nhân quốc tế đến Trung Quốc đồng nghĩa với sự hạn chế về đầu tư cho thị trường này.

Báo cáo của Rhodium Group cho thấy nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Trung Quốc đã giảm xuống còn 20 tỷ USD quý I/2022, thấp hơn nhiều so với 100 tỷ USD cùng kỳ năm trước.

Trong khi đó, nền kinh tế Trung Quốc cũng đang gặp khá nhiều thách thức. Thị trường bất động sản ảm đạm, tỷ lệ thất nghiệp của giới trẻ cao kỳ lục còn nỗi sợ rơi vào giảm phát tăng cao khiến người dân tiết kiệm kỷ lục.

Tốc độ tăng trưởng của nước này trong quý II cũng ở mức thấp so với quý trước đó.

Trong khi nhiều quan chức Trung Quốc cho rằng việc các hãng hàng không chưa hồi phục lại được hoàn toàn so với thời điểm trước dịch đã khiến lượng du khách quốc tế đến đây giảm, nhưng những chuyên gia nước ngoài thì nhận định chính xung đột với Phương Tây đã khiến người nước ngoài hạn chế đến cường quốc Châu Á này trừ phi bắt buộc.

Vào tháng 6/2023, Mỹ đã ban hành một cảnh báo du lịch với công dân khi xem xét đến Trung Quốc.

Không dám đến

Trả lời tờ WSJ, chuyên gia tư vấn Matt Kelly đến từ Boston-Mỹ cho hay mình từng đến Trung Quốc 3 lần trong 15 năm qua nhưng hiện không muốn quay lại nền kinh tế này trong bối cảnh hiện nay.

Không ai chịu đến Trung Quốc: Cơn đau đầu mới của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới - Ảnh 3.

“Nếu Trung Quốc vẫn như trước thì tôi sẽ quay lại. Nhưng hiện nay thị trường này đang có hiện tượng bài ngoại cao khiến tôi không thoải mái”, ông Kelly cho hay.

Tương tự, nhà sáng lập Peggy Goldman của công ty lữ hành Friendly Planet Travel từng gửi 1.500 khách Mỹ mỗi năm đến du lịch Trung Quốc. Thế nhưng kể từ đại dịch đến nay, hãng của bà Goldman chưa hề nhận được bất cứ đơn khách nào muốn đến nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này.

Cũng theo bà Goldman, khảo sát của hãng cho thấy Trung Quốc hiện xếp cuối bảng trong lượt tìm kiếm những địa điểm đến của du khách Mỹ hiện nay.

Trong khi đó, báo cáo của hãng Mondee Holding cho thấy lượng du khách từ Bắc Mỹ đến Trung Quốc nửa đầu năm nay chỉ bằng 40% so với cùng kỳ năm 2019 trước đại dịch.

Doanh nghiệp này từng bán được nửa triệu vé máy bay mỗi năm cho du khách Bắc Mỹ đến Trung Quốc, chiếm khoảng 1/5 tổng số dịch vụ hàng không trên tuyến đường này. Thế nhưng tình hình hiện giờ khá khó khăn.

Tương tự, công ty luật Harris Bricken tại Mỹ cho hay nhiều doanh nhân vẫn quan tâm đến đầu tư ở Trung Quốc nhưng họ hiện quan ngại nhiều về tính rủi ro hơn so với trước đây, trái ngược hoàn toàn với tâm lý muốn xin visa nhanh chóng trước đại dịch.

“Các công ty đang cực kỳ quan ngại khi cử nhân viên đến Trung Quốc. Hiện nhiều người sẽ không đến thị trường này nếu họ không bắt buộc phải đi”, giám đốc Dan Harris của Bricken nhận định.

Bản thân giám đốc Harris cũng thường xuyên đến Bắc Kinh trong các chuyến công tác, hoặc ghé lại Qingdao để nghỉ dưỡng. Dù vị giám đốc này vẫn khẳng định rằng đến Trung Quốc là an toàn với những doanh nhân khác nhưng hiện ông Harris cũng đã dừng các chuyến công tác đến nền kinh tế thứ 2 thế giới.

Không ai chịu đến Trung Quốc: Cơn đau đầu mới của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới - Ảnh 4.

Hệ lụy

Tờ WSJ nhận định sự thiếu vắng du khách và nhà đầu tư nước ngoài ở Trung Quốc sẽ không tạo nên hệ lụy nghiêm trọng như ở Thái Lan hay Iceland, những nền kinh tế vốn phụ thuộc quá nhiều vào du lịch. Thậm chí du khách Trung Quốc còn đang chi tiêu nhiều hơn cho thị trường nội địa so với năm 2019 trước khi đại dịch diễn ra.

Mặc dù vậy, một số ngành kinh tế của nước này vẫn chịu ảnh hưởng vì thiếu vắng du khách quốc tế. Ví dụ như Khu công viên quốc gia Zhangjiajie tại tỉnh Hunan chỉ ghi nhận 25.600 du khách nước ngoài tính đến giữa tháng 5/2023, kém xa con số 500.000 lượt khách quốc tế năm 2019 trong cùng kỳ.

Hướng dẫn viên du lịch Snow Yu tại Thượng Hải từng làm ăn phát đạt khi Trung Quốc là điểm đến hấp dẫn của du khách quốc tế. Tuy nhiên khi đại dịch diễn ra, anh Yu buộc phải chuyển qua làm giáo viên dạy tiếng Anh bán thời gian để duy trì thu nhập.

Khi biên giới mở cửa trở lại, phần lớn khách hàng của anh Yu là người địa phương và họ chẳng cần đến kỹ năng tiếng Anh của vị hướng dẫn viên này, đồng thời số tiền típ cũng ít hơn khiến thu nhập của anh giảm gần một nửa so với trước dịch.

Theo WSJ, sự thiếu vắng du khách Phương Tây cùng một phần Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc đã bị thay thế bởi những du khách đến từ Nga, tuy nhiên các chuyên gia ngành du lịch cho rằng những vị khách này chi tiêu ít hơn.

Vào tháng 6/2023, công viên quốc gia Zhangjiajie đã mời hơn 80 đại lý du lịch quốc tế đến tham quan và phần lớn trong số đó đến từ Nga.

*Nguồn: WSJ


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết