A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Kon Tum: Bài học đắt giá từ Nhà máy bột giấy và giấy Tân Mai

Sau gần 15 năm triển khai, dự án Nhà máy bột giấy và giấy Tân Mai vẫn chưa hoàn thành và đi vào hoạt động, trở thành một "dự án ma" gây lãng phí nguồn lực.

Được khởi công từ năm 2009 với tổng vốn đầu tư hơn 1.300 tỷ đồng, Nhà máy bột giấy và giấy Tân Mai - Kon Tum được kỳ vọng sẽ trở thành một trong những dự án trọng điểm của tỉnh Kon Tum, góp phần phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, sau gần 15 năm triển khai, dự án này vẫn chưa hoàn thành và đi vào hoạt động, trở thành một "dự án ma" gây lãng phí nguồn lực và ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.

Nguyên nhân chính là do Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai - chủ đầu tư của dự án - không có khả năng tài chính và thiếu quyết tâm thực hiện. Hiện nay, các cơ quan chức năng đang thanh tra toàn diện và xem xét xử lý theo quy định của pháp luật đối với dự án này. Nếu Công ty không triển khai xây dựng trong thời hạn được gia hạn, UBND tỉnh Kon Tum sẽ thu hồi lại toàn bộ quỹ đất để thu hút các doanh nghiệp khác đầu tư.

Kon Tum: Bài học đắt giá từ Nhà máy bột giấy và giấy Tân Mai

Kon Tum: Bài học đắt giá từ Nhà máy bột giấy và giấy Tân Mai

Địa điểm thực hiện dự án vẫn là khu đất để hoang với các khu nhà xưởng xây dựng dở dang.

Liên tục gia hạn thời gian thực hiện và chậm tiến độ

Qua tìm hiểu, vào năm 2000, Tổng Công ty Giấy Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ giao thực hiện Dự án nhà máy sản xuất bột giấy quy mô lớn nhóm A với công suất giai đoạn đầu 130.000 tấn/năm trên diện tích 157 ha tại thị trấn Đắc Tô, huyện Đắc Tô, tỉnh Kon Tum. Dự án được đầu tư bằng vốn vay của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và vốn tự có của Tổng Công ty.

Đến năm 2009, Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai tiếp quản dự án từ Tổng Công ty Giấy Việt Nam và khởi công xây dựng lại vào đầu năm 2010. Dự án được điều chỉnh tổng vốn đầu tư lên 1.896 tỷ đồng và diện tích đất lên 160 ha. Tuy nhiên, qua đến năm 2011, Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai bị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu thanh toán nợ gốc và lãi vay của dự án trị giá hơn 500 tỷ đồng. Do không có khả năng thanh toán, Công ty đã xin UBND tỉnh Kon Tum cho phép chuyển nhượng dự án cho một doanh nghiệp khác nhưng không được chấp thuận.

Sau gần 15 năm triển khai thực hiện, Nhà đầu tư chỉ mới xây dựng hoàn chỉnh 2 nhà kho để bảo quản máy móc, thiết bị.
Sau gần 15 năm triển khai thực hiện, Nhà đầu tư chỉ mới xây dựng hoàn chỉnh 2 nhà kho để bảo quản máy móc, thiết bị.

Theo đó, UBND tỉnh Kon Tum đã cấp lại giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai vào năm 2012 và gia hạn thời gian thực hiện dự án đến năm 2015. Dự án được điều chỉnh lại công suất sản xuất bột giấy là 100.000 tấn/năm và giấy là 200.000 tấn/năm.

Dự án này tiếp tục chậm tiến độ, không thực hiện đúng thời gian quy định, đơn vị này lại có văn bản xin UBND tỉnh Kon Tum cho phép gia hạn thêm 3 lần nữa, lần lượt vào các năm 2015, 2017 và 2020 (đây là lần gia hạn cuối cùng theo quy định Luật Đầu tư).

Việc liên tục chậm tiến độ, nhiều lần gia hạn cộng và căn cứ Kết luận số 2874/KL-CTUBND ngày 15/10/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum về thanh tra toàn diện việc chấp hành các quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng, quản lý, sử dụng đất đai, môi trường tại Dự án nhà máy bột giấy và giấy Tân Mai – Kon Tum. UBND tỉnh Kon Tum đã ban hành Quyết định số 260/QĐ-UBND ngày 12/5/2022 về việc thu hồi một phần diện tích đất đã cho Công ty cổ phần Tập đoàn Tân Mai thuê và giao về cho Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh Kon Tum quản lý.

Lý do thu hồi là “Người sử dụng đất thuê của Nhà nước trả tiền thuê đất hàng năm giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất”.

Kon Tum: Bài học đắt giá từ Nhà máy bột giấy và giấy Tân Mai

Kon Tum: Bài học đắt giá từ Nhà máy bột giấy và giấy Tân Mai

Cách khu nhà kho không xa nhiều thiết bị, linh kiện lại nằm chỏng chơ ngoài trời mặc cho mưa, nắng trong suốt nhiều năm khiến hầu hết số thiết bị này bị hoen rỉ và biến dạng.

Dự án gây thất vọng, lãng phí nguồn lực đầu tư

Qua đây có thể thấy rằng, Dự án nhà máy bột giấy và giấy Tân Mai - Kon Tum là một dự án thất bại và gây lãng phí hàng nghìn tỷ đồng. Dự án cũng gây ra nhiều hệ lụy cho người dân và chính quyền địa phương; gây thất vọng, mất niềm tin cho người dân; gây lãng phí nguồn lực, ảnh hưởng đến quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường.

Ông Đặng Hoàng Nam – Chủ tịch UBND huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum, cho biết: Dự án nhà máy bột giấy và giấy Tân Mai - Kon Tum được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư lần đầu ngày 13/7/2009 (tiến độ thực hiện từ năm 2009 đến 2012), sau đó là 5 lần thay đổi chủ trương đầu tư, thời gian và tiến độ thực hiện, tổng thời gian giãn tiến độ so với lần đầy là khoảng 10 năm. Đến nay, Nhà đầu tư tiếp tục đề nghị giãn tiến độ đến hết tháng 4/2024.

“Qua đối chiếu các quy định của pháp luật và qua quá trình triển khai thực hiện dự án từ khi Nhà đầu tư được cấp chủ trương đầu tư lần đầu vào năm 2009 đến nay, UBND huyện không thống nhất với việc Nhà đầu tư đề nghị tiếp tục giãn tiến độ thực hiện dự án đến tháng 4/2024.” – Chủ tịch UBND huyện Đăk Tô nhấn mạnh.

Theo một người dân sinh sống gần dự án cho biết: “Ngày trước khi hay tin nhà máy giấy được xây dựng, người dân ở thị trấn rất vui mừng vì sẽ tạo việc làm cho nhiều lao động. Thế nhưng chờ dài cổ mười mấy năm nay vẫn không thấy đi vào hoạt động”.

Dự án nhà máy bột giấy và giấy Tân Mai - Kon Tum là một dự án thất bại và gây lãng phí hàng nghìn tỷ đồng. Gây thất vọng, mất niềm tin cho người dân và chính quyền địa phương; lãng phí nguồn lực, ảnh hưởng đến quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ môi trường của địa phương.
Dự án nhà máy bột giấy và giấy Tân Mai - Kon Tum là một dự án thất bại và gây lãng phí hàng nghìn tỷ đồng. Gây thất vọng, mất niềm tin cho người dân và chính quyền địa phương; lãng phí nguồn lực, ảnh hưởng đến quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ môi trường của địa phương.

Đây là một bài học đắt giá cho các dự án đầu tư lớn ở Kon Tum cũng như các tỉnh Tây Nguyên, cần phải có sự nghiêm túc và trách nhiệm cao của các bên liên quan để đảm bảo hiệu quả kinh tế và xã hội.

Theo ghi nhận thực tế, địa điểm thực hiện dự án vẫn là khu đất để hoang với các khu nhà xưởng xây dựng dở dang. Cạnh đó, là 2 khu nhà kho đã được xây dựng hoàn thiện để bảo quản máy móc. Tuy nhiên, cách đó không xa nhiều thiết bị, linh kiện lại nằm chỏng chơ ngoài trời mặc cho mưa, nắng trong suốt nhiều năm khiến hầu hết số thiết bị này bị hoen rỉ và biến dạng.

Mới đây vào tháng 2/2023, thực hiện theo Quyết định thu hồi một phần diện tích đất đã cho Công ty cổ phần Tập đoàn Tân Mai thuê và giao về cho Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh Kon Tum quản lý. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đăk Tô đã phối hợp với đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND thị trấn Đăk Tô… tiến hành bàn giao đất thực địa cho Ban quản lý khu kinh tế tỉnh quản lý. Tuy nhiên, do phía Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai đã có đơn khiếu nại đến Bộ Tài nguyên và Môi trường nên Ban quản lý khu kinh tế tỉnh thống nhất chưa nhận bàn giao đất trên thực địa.
 

Tác giả: Phúc Lâm
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết