A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Giải mã chiến lược hợp tác của Techcombank với các đối tác lớn như Vingroup, Masan: Tận dụng hệ sinh thái toàn diện, giảm thiểu rủi ro tín dụng

Techcombank xây dựng sản phẩm, chiến lược xoay quanh các đối tác lớn gồm Vingroup và Masan. Chiến lược này khiến người ta liên tưởng tới câu tục ngữ "Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao:"

Thành lập năm 1993, Techcombank (TCB) là một trong những Ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam và một trong những ngân hàng hàng đầu ở Châu Á. Sau 20 năm thành lập, ngân hàng này đạt được những thành tích kinh doanh đáng nể. Nếu so sánh với năm 2002, thu nhập lãi thuần của Techcombank năm 2021 đạt mức 26.699 tỷ đồng, tăng gấp 398,5 lần. Trong khi đó lợi nhuận trước thuế cán mốc 18.052 tỷ đồng, gấp 3.610 lần so với năm 2002.

Một trong những nỗ lực mang lại kết quả ấn tượng này, không thể không nhắc tới quá trình xây dựng sản phẩm, chiến lược xoay quanh các đối tác lớn như Vingroup và Masan. Chiến lược kinh doanh này đem lại lợi thế gì cho Techcombank?

Hệ sinh thái toàn diện

Trong chương trình cổ phiếu 360 độ cho VnDirect thực hiện mới đây, công ty chứng khoán này nhấn mạnh với việc gắn bó chặt chẽ với Vingroup và Masan, cùng quy mô lớn đã cho phép ngân hàng này xây dựng được một hệ sinh thái toàn diện cho riêng mình. Từ đó Techconmbank có thể khai thác được toàn bộ chuỗi cung ứng của các công ty này.

Chẳng hạn, từ giữa năm 2021, Masan đã bắt đầu đưa các cửa hàng Techcombank vào bên trong các siêu thị WinMart và sau đó là các kiosk Phúc Long, Reddi, Phano Pharmacy. Masan gọi mô hình này là Mini Mall và đặt cược cửa sáng thành công.  Đây là mô hình thành công đã triển khai tại hệ thống gần 12.000 cửa hàng 7-Eleven tại Thái Lan với các dịch vụ như thanh toán hóa đơn điện, nước; gửi tiền tiết kiệm, rút tiền, chuyển tiền…

Tại ĐHĐCĐ Techcombank năm 2021, CEO Jens Lottner nhấn mạnh đến năm 2025, nếu thành công trong việc đưa hệ thống siêu thị mini trở thành điểm giao dịch tài chính, Masan và Techcombank có thể thu hút 2 tỷ USD tiền gửi không kỳ hạn (Current Account Savings Account - CASA) của 50 triệu khách hàng.

Đến cuối năm 2021, tỷ lệ này của Techcombank đã đạt mức 50,5%, đứng đầu toàn ngành. Đây là một lợi thế cạnh tranh rất lớn của TCB giúp cho tỷ suất sinh lời trên tài sản duy trì cao trong dài hạn.

Không chỉ đạt mục tiêu về tiền gửi không kỳ hạn, Techcombank có thể tiếp cận được khách hàng có nguồn thu nhập cao. Hơn 90% khách hàng bán lẻ của ngân hàng này đều đến từ tệp khách hàng này. Với phân khúc khách hàng cao cấp, ngân hàng của tỷ phú Hồ Hùng Anh có thể quảng bá rộng rãi dịch vụ thẻ tín dụng của mình, tăng doanh số bảo hiểm, đẩy mạnh mua bán trái phiếu doanh nghiệp. Tập khách hàng cao cấp này cũng là những người có nhu cầu đầu tư rất cao.

Theo các chuyên gia phân tích từ VnDirect, hệ sinh thái này không chỉ giúp Techcombank mở rộng tập khách hàng của mình mà còn giúp ngân hàng giảm thiểm được rủi ro tín dụng. Ví dụ như khi cung cấp dịch vụ tín dụng cho các doanh nghiệp này, Techcombank có thể theo dõi tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp và đảm bảo họ có đủ khả năng thực hiện các nghĩa vụ trả nợ và sau đó mới giải ngân cho vay.

Giải mã chiến lược hợp tác của Techcombank với các đối tác lớn như Vingroup, Masan: Tận dụng hệ sinh thái toàn diện, giảm thiểu rủi ro tín dụng - Ảnh 1.

Với mô hình kinh doanh gắn chặt với Vingroup và Masan, kết quả kinh doanh của Techcombank ra sao? Theo VnDirect, mặc dù tỷ lệ cho vay bất động sản cao, tỷ lệ nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp lớn nhưng chất lượng tài sản, tỷ lệ an toàn vốn của ngân hàng này luôn trong top đầu ngành. Tính đến cuối quý I/2022, tỷ lệ an toàn vốn đạt mức hơn 15%, cao nhất toàn ngành ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu khoảng 0,6%, tỷ lệ bao phủ nợ xấu luôn duy trì mức cao 160%. Điều này giúp ngân hàng này vượt qua rủi ro nợ xấu. 

Đây cũng là lợi thế cho Techcombank trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng đang hạn chế lại. Với việc đạt tỷ lệ an toàn vốn cao nhất toàn ngành, chuyên gia đến từ VnDirect cho rằng khả năng nhà băng này sẽ được cấp room tín dụng cao hơn các ngân hàng khác.

Thời điểm năm 2019, khi phân tích chi tiết hơn về mối quan hệ giữa Techcombank và Vingroup, CEO Nguyễn Lê Quốc Anh từng khẳng định, nguồn thu của Techcombank không phụ thuộc nhiều vào các tập đoàn lớn. Ngân hàng này lựa chọn làm việc với những doanh nghiệp hàng đầu và dẫn dắt thị trường trong từng lĩnh vực, không riêng gì lĩnh vực bất động sản.

Vị lãnh đạo này cũng giải thích rằng khi Vingroup có dự án mới thì Techcombank là nơi giải quyết giải ngân cho khách hàng mua nhà nhiều nhất bởi quy trình nhanh chỉ trong vòng 3 ngày rưỡi, thay vì những ngân hàng khác mất cả tháng. Ngoài ra CEO này cũng thừa nhận một khách hàng vay mua nhà trung bình sử dụng 3,5 sản phẩm của Techcombank thì lợi nhuận đến từ 2,5 sản phẩm ngoài vay mua nhà rất cao.

Giải mã chiến lược hợp tác của Techcombank với các đối tác lớn như Vingroup, Masan: Tận dụng hệ sinh thái toàn diện, giảm thiểu rủi ro tín dụng - Ảnh 2.

Ngoài cho vay khách hàng, vài năm gần đây Techcombank và chứng khoán Techcombank đóng vai trò thu xếp vốn chính cho Vingroup và Masan. Số liệu của VnDirect cho biết giá trị lên tới 50.000 tỷ đồng và liên tục tăng qua các năm. 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết